Xem nhanh
Cầu lông là gì?
Cầu lông còn gọi là vũ cầu, là môn thể thao sử dụng vợt thi đấu với ít nhất 2 vận động viên (đấu đơn) hoặc 2 cặp vận động viên (đấu đôi) trên một mặt sân hình chữ nhật được chia làm đôi bằng tấm lưới ở giữa.
Người chơi ghi điểm bằng cách đưa quả cầu qua lưới bằng vợt trong 1 lần chạm và chạm đất ở trong phần sân bên kia của đối thủ. Lượt cầu sẽ kết thúc khi quả cầu chạm đất, hoặc mắc lỗi do trọng tài chính hoặc trọng tài biên bắt. Trong trường hợp không có trọng tài thì các lỗi sẽ do tự người chơi bắt, vào bất cứ thời điểm nào trong lượt cầu đang đánh.
Từ năm 1992, cầu lông chính thức trở thành một trong các môn thể thao Olympic với 5 hạng mục thi đấu: đơn nam và đơn nữ, đôi nam và đôi nữ, đôi nam nữ (1 nam đánh cặp với 1 nữ).
Ở cấp độ chuyên nghiệp, đặc biệt là đánh đơn, cầu lông đòi hỏi thể lực rất tốt: vận động viên cần có sự dẻo dai, nhanh nhẹn, sức khỏe tốt, tốc độ và sự chuẩn xác. Đây còn là môn thể thao có liên quan nhiều đến kỹ thuật, yêu cầu sự kết hợp tốt và sự phát triển các di chuyển phức tạp của cây vợt.
Quy định tiêu chuẩn kích thước sân cầu lồng
Theo Liên đoàn Cầu lông thế giới (Badminton World Federation - BWF), trong các giải đấu, bất kể là nghiệp dư hay chuyên nghiệp thì tiêu chí đầu tiên BẮT BUỘC phải đáp ứng đó chính là kích thước sân cầu lông chuẩn.
Theo thể thức của bộ môn cầu lông, sẽ có hai nội dung là đánh đơn và đánh đôi. Do đó, kích thước sân cầu lông cũng được chia làm hai loại: kích thước sân cầu lông đơn và kích thước sân cầu lông đôi.
Kích thước sân cầu lông đơn
Căn cứ theo quy định của Liên đoàn Cầu lông thế giới, kích thước sân cầu lông đánh đơn đạt chuẩn quốc tế là một hình chữ nhật và bao gồm các thông số sau:
-
Chiều dài sân cầu lông đơn: 13.40m
-
Chiều rộng sân cầu lông đơn: 5.18m
-
Độ dài đường chéo sân: 14.30m
-
Tổng diện tích sân cầu lông: 69.412 m2
-
Độ dày của đường kẻ biên bằng 4cm và thường được kẻ bằng màu trắng hay màu vàng để khác biệt với màu nền sân.
Kích thước sân cầu lông đôi
Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) quy định kích thước sân cầu lông đôi đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế như sau:
-
Chiều dài sân cầu lông đôi: 13.40m
-
Chiều rộng sân cầu lông đôi: 6.1m
-
Độ dài đường chéo sân: 14.70m
-
Độ dày của đường biên bằng 4cm và thường được kẻ bằng màu trắng hay màu vàng (dễ phân biệt với màu nền của sân)
Ngoài các kích thước trên thì một sân cầu lông đạt tiêu chuẩn thi đấu còn phải đáp ứng một số quy định sau:
-
Phần trên không của sân (chiều cao của sân) thấp nhất là 9m, các khoảng trống xung quanh sân rộng tối thiểu là 2m và không có bất cứ vật cản nào.
-
Đối với hai sân cầu lông cạnh nhau thì khoảng cách giữa 2 sân ít nhất phải là 2m.
-
Tường bao xung quanh sân cầu lông tốt nhất là màu sẫm và sân phải kín không được để gió luồn vào.
Luật thi đấu cầu lông thế nào?
Trong thi đấu quốc tế đánh đơn, các vận động viên thi đấu trong ba trận đấu, tính điểm trực tiếp (thắng sẽ được 1 điểm). Một trận đấu được chơi tới 21 điểm, với điều kiện người chiến thắng có cách biệt ít nhất 2 điểm. Nếu không cách biệt 2 điểm, người chơi hoặc đội đầu tiên ghi được 30 điểm sẽ thắng.
Tính cầu ngoài cuộc
-
Cầu ngoài cuộc được tính khi quả cầu chạm vào lưới, hay cột lưới và rơi xuống đất, thuộc phần sân của người đánh cầu. Hoặc cầu chạm mặt sân, chạm vào bất kỳ bộ phận nào khác của người chơi.
-
Xảy ra lỗi hay một quả phát cầu lỗi, do quyết định của trọng tài
Thời gian nghỉ, lỗi tác phong và hành vi của VĐV
Trận đấu sẽ được diễn ra liên tục từ khi giao cầu cho đến khi kết thúc một pha cầu, trừ những trường hợp ngoại lệ dưới đây:
-
Thời gian nghỉ giữa các hiệp thi đấu
-
Thời gian nghỉ giữa các hiệp 1, 2 và 3 không quá 2 phút.
-
Nghỉ khi trận thi đấu kết thúc
-
Nếu trận đấu bị gián đoạn bởi sự cố nào đó thì điểm số sẽ được giữ nguyên và tính tiếp tới khi trận đấu được bắt đầu lại.
Lỗi trì hoãn trong thi đấu
- Mọi sự trì hoãn sẽ được quyết định bởi trọng tài chính điều khiển trận đấu, VĐV không được phép trì hoãn bằng bất kỳ hình thức nào.
Chỉ đạo và rời sân
- Trong khi trận đấu đang diễn ra thì không một VĐV nào được tự ý rời sân, khi chưa được sự đồng ý của trọng tài.
Hành động VĐV không được phép
-
Cố ý dùng lời nói hay hành động để dừng trận đấu;
-
Cố ý dùng các động tác để làm ảnh hưởng tới trạng thái bình thường của quả cầu như giẫm lên hay giật lông cầu;
-
Có hành động hay lời nói xúc phạm tới đồng đội, đối thủ, trọng tài… hay bất kỳ tác phong đạo đức không quy định trong luật.
Giải quyết vi phạm
-
Mọi quyết định xử lý vi phạm luật cầu lông đều được trọng tài chính ra quyết định theo luật.
-
Tùy theo mức độ vi phạm luật mà trọng tài quyết định cảnh cáo hay xử phạt.
-
Khi một bên cảnh cáo 2 lần từ trọng tài sẽ tính là một lần phạm lỗi
-
Nếu phạm lỗi nặng nhiều lần trọng tài chính sẽ báo cáo lên tổng trọng tài và có quyền truất quyền thi đấu của VĐV nếu cần thiết.
Các kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản cho người mới
Cách cầm vợt cầu lông
Một trong những kỹ thuật đánh cầu lông đầu tiên cần nắm vững là cầm vợt cầu lông một cách chính xác. Việc cầm vợt chính xác sẽ giúp bạn có thể kiểm soát đường cầu bay, đồng thời hạn chế các nguy cơ gặp chấn thương cho cổ tay.
Để dễ hình dung hơn, việc cầm vào cán vợt cầu lông khá là tương đồng với việc bắt tay. Khi ấy, ngón tay cái được mở ra, bám chắc trên bề mặt rộng hơn của cán vợt. Bên phía đối diện của cán vợt, lực sẽ dồn vào ngón trỏ, 3 ngón tay còn lại thả lỏng và không nên bám chặt 3 ngón này.
Đối với kỹ thuật cầm vợt cầu lông có 2 cách cơ bản đó là: cầm vợt thuận tay và cầm vợt trái tay. Cụ thể như sau:
Cách cầm vợt thuận tay
Tay trái cầm thân vợt, mặt vợt vuông góc với mặt đất. Hai ngón cái và ngón trỏ áp vào hai mặt rộng của cán vợt, khe giữa ngón cái và ngón trỏ nằm ở cạnh của cán vợt bên trái. Ngón tay trỏ và ngón giữa hơi tách ra còn ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại nắm cán vợt, lòng bàn tay không cần áp sát và phần cuối của cán vợt ngang bằng với mắt cá nhỏ ở cổ tay.
Cách cầm vợt trái tay
Dựa trên cơ sở của cách cầm vợt thuận tay, thì cầm vợt trái tay đúng cách thực hiện bằng cách ngón cái và ngón trỏ đưa cán vợt hơi quay ra ngoài, điểm tựa của ngón cái ở trên mặt rộng hoặc ở cạnh cán vợt bên trái. Ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại, giữ cán vợt. Phần cuối của cán vợt áp sát vào phần tiếp giáp bàn tay với ngón út, làm cho lòng bàn tay có được một khoảng trống, mặt vợt cầu lông hơi ngửa ra sau.
Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông
Dù diện tích của sân cầu lông đã được giới hạn nhưng việc di chuyển từ phần sân này sang phần sân kia trong quá trình chơi cầu lông không phải là một vấn đề đơn giản. Các kỹ thuật chân đóng vai trò quan trọng giúp bạn di chuyển một cách có trình tự và hiệu quả hơn.
Hiện nay kỹ thuật di chuyển trong cầu lông có 3 cách cơ bản đó là: di chuyển lên lưới, di chuyển sang ngang hai bên, di chuyển 2 góc đằng sau.
Kỹ thuật giao cầu lông
Giao cầu là một trong những kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản nhất mà bạn cần thành thạo. Bên cạnh việc thực hiện các kỹ thuật giao cầu khó, bạn cũng nên nắm rõ các luật giao cầu để có một cú giao cầu hợp lệ và tránh những lỗi có thể xảy ra. Có 2 kỹ thuật giao cầu thường gặp trong cầu lông, tùy thuộc vào đường bay và cách tiếp đất của cầu.
Giao cầu cao tay
Những cú giao cầu cao tay giúp bạn đưa cầu sang phần cuối sân của đối thủ. Bạn nên thực hiện các cú giao cầu cao tay trong trường hợp đối thủ có khả năng thực hiện các cú đập cầu mạnh. Đối thủ của bạn cũng có thể đánh trả cú giao cầu cao tay này bằng những cú lốp cầu hoặc những cú bỏ nhỏ cầu qua lưới.
Thông thường, bạn nên giao cầu vào phần sân trái tay của đối thủ vì đây được xem là điểm yếu của đa số những người chơi cầu lông.
Giao cầu thấp tay
Khác với giao cầu cao tay, giao cầu thấp tay giúp đưa cầu vào phần trên của sân đấu. Mục tiêu của cú giao cầu thấp tay là để cầu bay ngay phía trên lưới và đáp vào góc trên của sân. Trong trường hợp này, nếu giao cầu không tốt, đối thủ của bạn sẽ có cơ hội thực hiện một cú đập cầu để đáp trả.
Kỹ thuật bỏ nhỏ
Kỹ thuật bỏ nhỏ cầu được xem là một kỹ thuật cầu lông cơ bản nhưng hết sức tinh tế, có thể giúp bạn ghi điểm một cách dễ dàng. Bạn có thể thực hiện cả các cú bỏ nhỏ thuận tay hoặc trái tay. Kỹ thuật này buộc đối thủ của bạn phải đỡ cầu ở phần trước sân, từ đó tạo ra những lỗ hổng ở phần giữa và cuối sân. Tùy vào tình hình mà bạn có thể thực hiện các cú bỏ nhỏ với tốc độ nhanh chậm khác nhau.
Kỹ thuật phông cầu lông
Phông cầu (hay còn gọi là lốp cầu) là kĩ thuật đưa cầu đi cao, sâu về cuối phần sân đối phương. Có hai dạng phông cầu là phông cầu tấn công và phông cầu phòng thủ.
Phông cầu khi bị động: Áp dụng trong trường hợp chúng ta đang trong tư thế bị động, cần thời gian để quay lại vị trí trung tâm và chuẩn bị cho các pha cầu sau.
Phông cầu tấn công: Áp dụng trong trường hợp người chơi bắt bài được đối thủ, trong tư thế tấn công, cầu trên cao và phía trước mặt người chơi, phong mạnh và cao về cuối sân và sâu đối thủ, khiến đối thủ lùi sâu và phải với cầu.
Về tư thế phông cầu: cầm vợt cầu lông theo cách cơ bản, thả lỏng toàn bộ cổ tay, khi cầu chạm mặt vợt thì bật cổ tay ra, dùng cổ tay và lực đẩy của ngón trỏ để đưa cầu đi. Trong phông cầu, ta tập trung dùng nhiều lực cổ tay và khủy tay.
Kỹ thuật đập cầu
Đập cầu là một trong những kỹ thuật mạnh mẽ và mang nhiều “quyền lực” nhất trong bộ môn cầu lông. Kỹ thuật này thể hiện bằng việc đánh cầu thật mạnh về phía đối thủ hoặc hướng xuống mặt sân cầu. Một cú đập cầu hoàn hảo sẽ khiến đối thủ của bạn không thể đánh trả. Có 3 kỹ thuật đập cầu mà bạn thường gặp là:
Đập cầu thuận tay
Đập cầu thuận tay là một cú đập cầu cao phía trên đầu, kỹ thuật này tương tự với hành động ném bóng. Nếu có thể ném bóng tốt thì việc thực hiện một cú đập cầu thuận tay không phải là vấn đề gì quá khó khăn với bạn.
Đập cầu trái tay
Đây là một trong những kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản “khó nhằn” nhất trong môn cầu lông. Ngay cả những vận động viên chuyên nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc thực hiện kỹ thuật này. Tuy nhiên, điều quan trọng để có được một cú đập cầu trái tay hoàn hảo chính là luyện tập thường xuyên và nắm rõ kỹ thuật. Để thực hiện một cú đập cầu trái tay, bạn cần tập cầm vợt trái tay một cách thật nhuần nhuyễn.
Bật nhảy đập cầu
Kỹ thuật bật nhảy đập cầu đơn giản chỉ là sự kết hợp của kỹ thuật bật nhảy và đập cầu thuận tay. Theo đó, bạn sẽ thực hiện cú bật nhảy trước khi tiến hành động tác đập cầu thuận tay.
Top 5 thương hiệu vợt cầu lông tốt nhất hiện nay
Dưới đây là 5 thương hiệu vợt cầu lông đang được người dùng tại Việt Nam ưa chuộng nhất, hãy cùng Thể thao 365 điểm qua nhé...
Vợt cầu lông Yonex
Yonex vẫn đang là thương hiệu vợt cầu lông nổi tiếng hàng đầu thế giới hiện nay. Các cây vợt của hãng được áp dụng công nghệ hiện đại nhất trong sản xuất giúp vợt đạt chất lượng rất tốt, có tính ổn định cao và tốc độ ra vợt nhanh. Trên thế giới có trên 81% vận động viên cầu lông chuyên nghiệp sử dụng vợt cầu lông Yonex trong tập luyện và thi đấu.
Vợt cầu lông Lining
Li-Ning là thương hiệu chuyên sản xuất đồ thể thao đến từ Trung Quốc. Với hơn 25 năm phát triển Li-Ning đã vươn lên vị trí những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới. Trong đó các cây vợt cầu lông Li-Ning là sản phẩm nổi bật của hãng được người dùng đánh giá cao về công nghệ sản xuất và chất lượng.
Vợt cầu lông Victor
Victor là nhãn hiệu vợt cầu lông lớn xuất xứ từ Đài Loan, ra đời năm 1968. Hiện nay sản phẩm đã trải rộng trên 40 quốc gia, các khu vực trên toàn thế giới. Đã có rất nhiều đội tuyển quốc gia như Hàn Quốc, Phillippines và nhiều VĐV chuyên nghiệp như Gao Ning, Yang Wei và Zhang Ji Wen… lựa chọn vợt cầu lông Victor để làm vợt thi đấu chính thức.
Vợt cầu lông Apacs
Apacs là thương hiệu đến từ Malaysia. Những cây vợt cầu lông Apacs được hãng sản xuất đều mang có điểm chung là bền bỉ, chịu được va đập, chịu sức căng lớn và giá thành phải chăng đáp ứng gần như tất cả các nhu cầu từ mới tập đến nâng cao.
Vợt cầu lông Fleet
Fleet là nhà sản xuất hàng đầu ở Malaysia chuyên sản xuất các sản phẩm và thiết bị thể thao. Các mẫu vợt cầu lông của hãng được áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, chất liệu tốt nhằm tối đa hiệu suất sử dụng dành cho người dùng. Hiện nay, vợt cầu lông Fleet đã được sử dụng rộng rãi tại nước trên Thế giới như Anh, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam…
Top 3 thương hiệu giầy cầu lông hot nhất
Thương hiệu giầy cầu lông Yonex
Đây là một thương hiệu nổi tiếng tới từ Nhật Bản. Giày cầu lông Yonex là một trong những thương hiệu giày cầu lông được nhiều người chơi lựa chọn nhất.
Các sản phẩm của thương hiệu Yonex có chất lượng tốt nhờ sử dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất giày. Trong đó đế giày được thiết kế có khả năng chống trơn trượt và bám dính cực tốt. Đồng thời giày cầu lông Yonex còn sử dụng chất liệu cao cấp, êm ái và khá nhẹ giúp bảo vệ chân tránh bị chấn thương và tạo sự thoải mát cho người dùng.
Thương hiệu giầy cầu lông Lining
Đây là một trong các thương hiệu giày cầu lông nổi tiếng của Trung Quốc. Thương hiệu này mang lại cho khách những sản phẩm chất lượng hoàn hảo nhất. Những sản phẩm được sử dụng từ chất liệu cao cấp như đế giày sử dụng bằng cao su tự nhiên, thân giày sử dụng bằng da PU. Đồng thời còn có thêm lớp vải lưới bao phủ phần thân giày.
Chính vì vậy giày cầu lông Lining đem lại độ bền cao và sự thoải mái cho người chơi cầu lông khi phải di chuyển liên tục trên sân. Ngoài ra sản phẩm còn được thiết kế thời thượng, đẹp mắt nên được rất nhiều tay chơi cầu lông ưa chuộng hiện nay.
Thương hiệu giầy cầu lông Mizuno
Giầy cầu lông Mizuno là sản phẩm được ra mắt vào năm 2015 bởi thương hiệu Mizuno, một thương hiệu thể thao nổi tiếng của Nhật Bản. Đây chính là hãng sản xuất đang sở hữu công nghệ Mizuno Wave độc quyền, giúp giầy đẩy chân về phía trước, hạn chế chấn thương đối với vận động viên. Sản phẩm giầy cầu lông Mizuno đã được hiệp hội cầu lông Nhật Bản cấp giấy chứng nhận về chất lượng và được sử dụng cho đổi tuyển quốc gia cầu lông Nhật Bản.
Mua vợt cầu lông giá rẻ, chính hãng chất lượng ở đâu uy tín?
Tự hào là nhà phân phối chính thức của các thương hiệu nổi tiếng như Lining, Yonex, Mizuno... tại Việt nam, khi mua các sản phẩm tại Thể thao 365, bạn sẽ được hưởng các chính sách dưới đây:
-
Cam kết 100% hàng chính hãng.
-
Thời gian bảo hành, chính hãng trên tất cả các sản phẩm
-
Miễn phí đăng bán trên Website của Thể thao 365 khi không còn nhu cầu sử dụng nữa