Tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ người bệnh mất ngủ kinh niên đang ngày càng gia tăng. Các bệnh viện và phòng khám đang ngày càng trở nên quá tải do áp lực bệnh nhân lớn tuổi đến khám vì mất ngủ kinh niên. Số ca bệnh đã tăng gấp 15 lần so với 4 năm trước đó.
Mất ngủ kinh niên (hay còn gọi là bệnh mất ngủ mãn tính) khi kéo dài sẽ dẫn đến hàng loạt các bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như: trầm cảm, đau nhức đầu, bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ, hay quên, loạn trí, thậm chí là đột quỵ… Viện nghiên cứu Quân đội Walter Reed của Mỹ đã nghiên cứu và phát hiện ra, mất ngủ có thể ảnh hưởng đến phán đoán chính xác của con người, giảm khả năng cảm xúc và suy nghĩ những điều đúng đắn, tác hại không ngờ đến các mối quan hệ trong cuộc sống. Sau đây là một số cách bạn có thể tham khảo để chữa trị mất ngủ mà không cần dùng thuốc.
Lý do gây mất ngủ ở người già
Giấc ngủ là một trạng thái ức chế, nó có tác dụng bảo vệ vỏ não và do đó nó giúp cho cơ thể hồi phục sức lực.
Ở người cao tuổi, giấc ngủ cực kì quan trọng khi nó giúp ngăn chặn và hỗ trợ điều trị các loại bệnh, rối loạn thường thấy như cao huyết áp, tim mạch, áp lực tâm lý,…
Tuy nhiên, vì 4 nhóm nguyên nhân chính sau đây mà bệnh mất ngủ ở người già thường hay xảy ra và gây nên nhiều phiền toái:
Rối loạn giấc ngủ nguyên phát
-
Phổ biến nhất là chứng ngừng thở hay gặp ở người béo phì.
-
Suy giảm các chức năng, vốn là hệ quả của quá trình lão hoá, khiến các tế bào và cơ quan trong cơ thể suy giảm chức năng, bị huỷ hoại dần.
-
Hội chứng “chân không yên”, lúc nào cũng cựa quậy.
-
Rối loạn tứ chi theo chu kì, khiến tay chân luôn vô thức cử động.
-
Rối loạn hành vi giấc ngủ REM: thường gặp ở người già bị Parkinson, Alzheimer, thoái hoá sụn khớp thần kinh; người bệnh hay nói mơ và có xu hướng bạo lực chân tay.
-
Ảnh hưởng từ các vấn đề tâm lý như trầm cảm, suy nhược, sa sút trí tuệ,..
Mất ngủ ở người già do sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc là điều thường gặp ở người cao tuổi và rất quan trọng. Thế nhưng có một số loại thuốc có thể gây nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ của người lớn tuổi:
-
Thuốc lợi tiểu cho người bị huyết áp cao hay tăng nhãn áp.
-
Thuốc hạ áp.
-
Corticosteroid (prednisone) dùng cho người bị viêm khớp dạng thấp.
-
Thuốc chống trầm cảm
-
Thuốc ức chế histamin trên thụ thể H2 để điều trị bệnh trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng.
-
Các loại thuốc điều trị Parkinson, Alzheimer như Levodopa,…
-
Thuốc kháng cholinergic dùng cho những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
-
Một số loại thuốc hỗ trợ khẩn cấp khi lên cơn hen suyễn hay tim ngừng đập.
Nguyên nhân thứ phát gây mất ngủ ở người lớn tuổi
Đây là nhóm nguyên nhân xuất phát do ảnh hưởng từ tình trạng và tiền sử bệnh tật. Hầu hết, những người cao tuổi bị các bệnh xương khớp mãn tính (thoái hoá khớp, loãng xương,…) khi các cơn đau nhức luôn tái phát gây mất ngủ, ngủ không sâu,…
Một số bệnh như viêm phế quản mãn tính, hen suyễn; các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng, đầy bụng khó tiêu, tiểu nhiều về đêm, bệnh tiểu đường… cũng dẫn đến mất ngủ, khó ngủ ở người già.
Nhìn chung, những người có vấn đề về giấc ngủ thường có bệnh lý đi kèm và ít vận động.
Những nguyên nhân khác
Do môi trường:
-
Ô nhiễm tiếng ồn.
-
Không gian ngủ gò bó, chật hẹp, không thông thoáng.
-
Khói bụi, rác thải,….
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học:
-
Ăn uống không đủ chất, không đúng giờ.
-
Sử dụng nhiều chất kích thích như caffein, thuốc lá,…
-
Uống bia rượu quá nhiều,….
Một số hệ quả do mất ngủ gây nên ở người cao tuổi
-
Đẩy nhanh quá trình lão hoá.
-
Gặp khó trong việc kiểm soát cảm xúc.
-
Thiếu ngủ dễ gây ra ảo giác, rất nguy hiểm khi thị lực ở người cao tuổi thường kém hơn người trẻ.
-
Hệ miễn dịch suy giảm.
-
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường loại 2.
-
Mệt mỏi, thiếu sức sống, không đủ sức khoẻ vận động cơ thể.
-
Chán ăn, ăn không ngon, hay buồn chán, dễ trầm cảm.
Những cách điều trị chứng mất ngủ ở người già hiệu quả
1. Tránh uống cà phê, rượu bia trước khi ngủ
Trong cà phê có chứa cafein, là một chất có khả năng kích thích hệ thần kinh, gây hưng phấn sau khi sử dụng. Chất kích thích này phát huy tác dụng trong vòng 8-14 tiếng sau khi uống vào. Bởi vậy nên người ta mới uống cà phê vào đầu ngày. Nếu bạn bị mất ngủ, không nên dùng cà phê hoặc đồ uống có chứa cafein ít nhất 8 tiếng trước khi lên giường ngủ.
Uống rượu, bia trước khi ngủ thời gian đầu có thể giúp bạn dễ ngủ. Tuy nhiên, về sau dễ bị thức giấc khi đang ngủ, khó ngủ trở lại, lâu dài khiến mất ngủ trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, rượu bia gây cảm giác mệt mỏi, đau đầu, mất tập trung, tinh thần uể oải, không muốn làm việc khi ngủ dậy. Tránh các món kích thích như vậy là một cách chữa mất ngủ kinh niên mà đôi khi bạn không chú ý tới.
2. Không nên để bụng quá đói hoặc quá no trước khi ngủ
Bụng quá đói hoặc quá no trước khi ngủ đều không đối với cho hệ tiêu hóa. Khi bụng quá đói, axit tiêu hóa trong dạ dày sẽ gây cảm giác cồn cào khó chịu, khiến bạn không thể ngủ được.
Mặt khác, khi ăn quá no, nghĩa là bạn đang “ép buộc” dạ dày hoạt động vào khoảng thời gian mà đáng lý ra cơ thể cần nghỉ ngơi hoàn toàn, gây ra đau dạ dày và khiến thức ăn không kịp tiêu hóa hoàn toàn. Lượng thực phẩm chưa được tiêu hóa sau đó sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành độc tố, làm hỏng niêm mạc dạ dày, tá tràng, đồng thời kích thích thành ruột gây sưng phồng, ảnh hưởng xấu đến chức năng ruột. Chính vì vậy, không nên ăn quá no, ăn thức ăn khó tiêu, nhiều chất đạm trước khi ngủ là cách chữa mất ngủ hiệu quả. Đồng thời, không nên để bụng quá đói, bữa ăn cách xa thời gian ngủ. Tốt nhất nên ăn cách giấc ngủ khoảng 4 tiếng.
3. Tạo không gian ngủ yên tĩnh, sạch sẽ
Định kỳ bạn nên làm sạch chăn gối, drap trải giường, khi ngủ nên kéo rèm cửa để hạn chế ánh sáng và tiếng ồn bên ngoài vào. Không gian ngủ ấm cúng, sạch sẽ và hạn chế ánh sáng sẽ tạo điều kiện để não bộ dễ đi vào giấc ngủ. Đồng thời, khi ngủ bạn nên thay một bộ đồ thoải mái, tránh mặc quần áo quá chật hoặc quá bó.
Ngoài ra trước khi ngủ, bạn nên hạn chế hoạt động mạnh, tập thể dục quá độ hoặc nghe các loại nhạc sôi động. Thay vào đó, nên vận động nhẹ nhàng, nghe các bản giao hưởng, nhạc hòa âm với tiết tấu nhẹ và âm lượng nhỏ, để giúp não bộ thư giãn, đó chính là cách điều trị mất ngủ hiệu quả.
4. Tập thể dục thể thao là cách chữa mất ngủ
Để dễ ngủ hơn, mỗi ngày bạn nên dành 30 phút để vận động, tập các bài tập nhẹ nhàng. Các động tác thể dục sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, cải thiện sức đề kháng, hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn. Đồng thời, vận động mỗi ngày còn giúp xương khớp đỡ đau nhức, đẩy lùi bệnh tim mạch, hạn chế béo phì và tiểu đường, tinh thần trở nên ổn định, giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn.
5. Cải thiện mất ngủ kinh niên bằng liệu pháp massage
Nguyên nhân gây mất ngủ suy cho cùng cũng là do stress. Stress trong công việc, trong gia đình, trong các mối quan hệ xã hội, liên tục ngày này qua tháng nọ, không được giải quyết đúng lúc, đúng chỗ.
Có một cách giúp bạn giải tỏa mọi căng thẳng ngay tại nhà, không mất nhiều thời gian, không tốn nhiều chi phí mà có thể thực hiện bất cứ lúc nào, đó là sử dụng ghế massage toàn thân.
Ghế massage giúp quý vị cải thiện chứng mất ngủ kinh niên bằng các tính năng vượt trội:
-
Chế độ Massage “Thật như người”. Cảm giác như đang được nguyên một dàn chuyên viên đến tận nhà, thực hiện massage cùng một lúc.
-
Tựa lưng lên ghế, giống như được “bác sĩ trị liệu từ Mỹ” đến tận bên chăm sóc cho bạn.
-
Giúp máu huyết lưu thông với các thao tác massage, bấm huyệt tuyệt vời.
-
Cải thiện tuần hoàn máu lên, giúp đánh tan chứng đau đầu, xoa dịu mọi cơn đau nhức.
-
Đem lại giấc ngủ ngon đối với người bị mất ngủ kinh niên
-
Hỗ trợ chữa trị các bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, tim mạch, cao huyết áp…
Thể thao 365 - Khỏe đẹp hơn mỗi ngày