Bạn đang muốn tìm mua xe đạp trẻ em cho con, cháu, nhưng chưa biết địa chỉ mua bán xe đạp trẻ em tại Hà Nội uy tín, chất lượng, hãy đến ngay với Thể Thao 365 để được tư vấn và trải nghiệm nhé!
Xem nhanh
Xe đạp trẻ em là gì?
Xe đạp trẻ em là dòng xe có thiết kế đơn giản, kích thước nhỏ và có trọng lượng nhẹ. Xe được trang bị nhiều màu sắc tươi mới và bắt mắt để thu hút trẻ em. Đi kèm theo dòng xe đạp này là những phụ kiện hỗ trợ như bánh xe phụ, bình nước, giỏ xe và chuông mini...
Lợi ích mang lại khi trẻ em biết đi xe đạp
Giảm cân và tăng chiều cao
Đi xe đạp chính là biện pháp để khắc phục tình trạng béo phì, thừa cân ở trẻ. Khi đi xe đạp, các vùng như tay, đùi, bụng và mông của trẻ được hoạt động hết công suất, giúp tiêu hao năng lượng, giảm cân nặng hiệu quả. Theo nghiên cứu, trung bình 1 giờ đạp xe đạp sẽ giúp tiêu tốn khoảng 300 calories.
Ngoài ra đi xe đạp giúp các cơ chân co giãn liên tục, thúc đẩy xương phát triển nhanh. Theo nghiên cứu, đạp xe 3 - 6 giờ/ tuần giúp bé phát triển chiều cao vượt trội.
Giúp bé xây dựng tính tự lập
Đi xe đạp cũng là một cách để xây dựng tính tự lập cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Khi gặp các chướng ngại vật trên đường, bé sẽ phải suy nghĩ và tự mình tìm cách vượt qua mà không phải đợi sự giúp đỡ của người lớn. Điều này sẽ giúp bé chủ động hơn và tự học thêm được nhiều điều bổ ích hơn.
Giúp khám phá thế giới bên ngoài
Khi đạp xe đạp trẻ em giúp bé chủ động tìm hiểu môi trường bên ngoài, khám phá được con đường mới, cây cối, các con vật,... xung quanh bé. Kích thích trí nhớ, sự tò mò tìm hiểu, phát triển não bộ, học hỏi thêm nhiều sự vật hiện tượng bên ngoài.
Trạng thái tinh thần của trẻ tốt hơn
Sau những giờ học tập vất vả, mệt mỏi, các bậc cha mẹ hãy cho bé vận động bằng cách đạp xe đạp. Khi bé được tiếp xúc với môi trường tự nhiên bên ngoài hay đạp xe cùng bạn bè sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và thư giãn, vui vẻ hơn.
Phân loại xe đạp trẻ em
Xe đạp thăng bằng: Loại xe này thường được thiết chỉ có một khung xe chính và không có bàn đạp. Xe đạp thăng bằng phù hợp với những bé từ 18 tháng trở lên. Bé sẽ ngồi trên yên và sử dụng lực từ bàn chân để chiếc xe di chuyển từ đó giúp bé tập giữ thăng bằng tốt hơn.
Xe đạp ba bánh: Cấu tạo gồm khung xe, bàn đạp, 1 bánh trước và 2 bánh sau. Khác với xe đạp trẻ em thông thường, mẫu xe này có chiều cao thấp nên khá an toàn và ổn định. Tuy nhiên xe đạp ba bánh di chuyển không được linh hoạt và khó khăn hơn xe đạp bình thường.
Xe đạp có bánh hỗ trợ: đối với các bé đang tập đạp xe, bố mẹ thường lắp thêm 2 bánh nhỏ hỗ trợ để bé dễ dàng luyện tập hơn, tuy nhiên nó cũng khiến bé phụ thuộc vào, và khó khăn hơn trong việc tự thăng bằng. Sau khi bé đã quen với các kĩ năng đạp xe cơ bản, bố mẹ có thể tháo 2 bánh nhỏ ra, như một chiếc xe đạp bình thường.
Xe đạp thể thao: của trẻ em có thiết kế giống xe đạp thể thao dành cho người lớn, nhưng chúng có kích cỡ nhỏ hơn để phù hợp chiều cao của trẻ.
Những lưu ý trước khi mua xe đạp trẻ em
Chọn đúng kiểu dáng xe và mầu xe bé thích
Sau khi xác định được kích cỡ xe phù hợp với độ tuổi và chiều cao của bé, thì bước tiếp theo là phụ huynh nên trao đổi kĩ với bé về các mẫu xe và mầu xe bé thích. Tùy vào độ tuổi, giới tính mà mỗi bé sẽ có sở thích khác nhau. Bé trai có thể thích dáng xe đạp thể thao với các gam mầu mạnh mẽ như Đen Trắng, Xanh Da Trời ... còn bé gái thường thích mầu Hồng hoặc Vàng...
Các thành phần xe đạp trẻ em, phụ huynh cần lưu ý
Xe đạp trẻ em cũng như bất kì loại xe đạp nào khác, đều có đủ các thành phần bên dưới để đảm bảo xe hoạt động an toàn và trơn tru. Khi mua phụ huynh nên chú ý đến các thành phần chính của xe như sau:
Khung xe: nên chọn khung xe được làm từ các vật liệu cứng, có trọng lượng nhẹ, độ bền và độ cứng cao như thép không gỉ, hợp kim thép, hợp kim nhôm và hợp kim magie
Yên xe và ghi đông: có nâng lên hạ xuống được không? Điều này rất quan trọng, vì khi trẻ em phát triển sẽ cần điều chỉnh được để tương thích với chiều cao của trẻ.
Phanh xe: nên thử xem phanh xe cho bé có ăn không trước khi cho bé tập xe, điều này vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé.
Các bộ phận khác: xe đạp trẻ em nên có các phụ kiện khác như chuông xe, bánh xe phụ trợ, giỏ xe...
Ngân sách tài chính
Việc xác định trước khả năng tài chính có thể chi trả khi mua xe cho bé rất quan trọng vì hiển nhiên một chiếc xe trẻ em của thương hiệu nổi tiếng thì giá xe sẽ rất đắt nhưng bù lại xe sẽ rất thời trang, đẹp về mẫu mã, bền, đi nhẹ và an toàn.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu xe trẻ em khác nhau từ bình dân tới cao cấp. Do vậy, việc lựa chọn xe cho bé là hết sức dễ dàng nếu phụ huynh lưu ý đọc kĩ các bước trên.
>>> Xem ngay 100+ mẫu xe đạp trẻ em hot nhất thị trường chỉ có tại Thể thao 365 <<<
Tham khảo ý kiến qua nhiều kênh thông tin khác nhau:
Nếu là người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc mua xe đạp cho trẻ em thì tốt nhất nên nhờ người thân, bạn bè có am hiểu tư vấn để chọn được loại sản phẩm phù hợp.
Cách chọn kích cỡ xe đạp trẻ em phù hợp với độ tuổi, chiều cao
Việc chọn đúng cỡ xe đạp cho trẻ em là cực kì quan trọng, vì nó đám bảo an toàn và tạo sự thoải mái, hứng thú cho bé trong quá trình tập đi. Một chiếc xe quá nhỏ sẽ dẫn đến hiện tượng mỏi lưng, vai gáy... còn một chiếc xe quá to so với độ tuổi, chiều cao của bé thì lại rất nguy hiểm do bé không chống chân được mỗi khi dừng hoặc mất lái...
Hầu hết các loại xe đạp trẻ em thường thiết kế dựa vào đường kính của bánh xe sao cho phù hợp với từng độ tuổi của bé và chúng được tính theo đơn vị Inch. Inch là đơn vị kích thước Anh, mỗi inch là 2,54cm, do vậy, đường kính của bánh xe đạp 12 inch là ~ 30 cm (12inch * 2,54) và đường kính của bánh xe đạp 20 inch là ~ 50 cm (20inch * 2,54)...
Như vậy, dựa vào bảng dưới, phụ huynh có thể dễ dàng xác định cỡ xe phù hợp với độ tuổi và chiều cao của các bé. Ví dụ, với bé có chiều cao từ 80 - 90 cm trong độ tuổi từ 2.5 - 4.5 tuổi thì có thể chọn cỡ xe là 12 (chính là kích thước bánh xe 12 inch), với bé có chiều cao từ 90 - 110 cm trong độ tuổi từ 3.5 - 5.5 tuổi thì có thể chọn cỡ xe là 14 ...
***Lưu ý: với các bé có chiều cao gần cỡ bánh xe đạp tiếp theo thì có thể lấy to hơn một cỡ để đi được lâu hơn. Ví dụ, bé cao 98 cm thì nên lấy xe cỡ 16 thay vì cỡ 14.
Đảm bảo an toàn cho bé với các phụ kiện phù hợp
Trước nhất và đầu tiên là cần tìm một chiếc xe đạp tốt phù hợp với chiều cao và độ tuổi của bé, sau đó cần trang bị một số phụ kiện bên dưới để đảm bảo quá trình dạy bé tập đi xe được an toàn nhất...
Mũ bảo hiểm: là phụ kiện quan trọng nhất không chỉ với người lớn mà còn với trẻ nhỏ. Ba mẹ nên chọn các loại mũ bảo hiểm nhẹ, đai thắt không thấm mồ hôi, dễ tháo rời để vệ sinh và phía cằm có một miếng đỡ để tăng sự thoải mái.
Găng tay: bạn nên chọn cho bé những đôi găng tay bao kín ngón tay hoặc một nửa ngón tay và có một miếng bọt biển trong lòng bàn tay để tránh lòng bàn tay khỏi chà xát khi ngã xe.
Các tấm lót khuỷu tay, đầu gối: Miếng lót khuỷu tay, đầu gối là thiết bị bảo vệ an toàn cho trẻ mà ba mẹ nên trang bị để đề phòng trường hợp bị ngã xe dẫn đến xây xát, thương tích.
Kính cho trẻ: Ba mẹ có thể trang bị thêm cho bé một cặp kính vừa thời trang lại có thể chắn gió va cát vào mắt bé.
Các bước hướng dẫn tập đi xe đạp cho bé an toàn mà lại hiệu quả
Sau khi đã tìm được một chiếc xe đạp tốt phù hợp với độ tuổi và chiều cao của bé cùng các trang thiết bị đảm bảo an toàn trong quá trình tập xe, phụ huynh có thể bắt đầu ngay các bước hướng dẫn tập xe cho bé.
Bước 1: Tìm nơi bằng phảng, rộng rãi không có phương tiện qua lại như sân chung cư hoặc công viên... Những nơi này vừa tạo sự thích thú cho trẻ, vừa có ít chướng ngại vật và phương tiện giao thông, đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập.
Bước 2: Tập cho bé cách giữ thăng bằng trên xe đạp bằng cách hạ thấp yên xe, tháo bàn đạp và giữ nhẹ người của bé, để bé tập lướt đi và giữ thăng bằng bằng hai chân. Khi bé đã giữ được thăng bằng, bạn chỉ việc chạy theo sau và giữ nhẹ người của bé, phòng khi bé bị ngã thì kịp thời đỡ.
Bước 3: Để bé ngồi trên yên và tự đẩy xe bằng hai chân, với những bước chân thật lớn giống như bước nhảy của các chú chuột túi.
Bước 4: Sau khi bé đã quen với việc dùng hai chân đẩy xe, hãy lắp một bàn đạp trở lại. Giúp bé đặt một chân đặt lên bàn đạp, một chân vẫn di chuyển dưới đất đến thuần thục.
Bước 5:.Cuối cùng lắp cả hai bàn đạp, cho bé ngồi lên xe và tự đi. Phụ huynh có thể hỗ trợ bé bằng cách giữ vai bé để bé không ngã (nên nhớ là không bám vào xe đạp). Hoặc cũng có thể hỗ trợ bằng cách bám vào lưng áo bé. Trước hết, bạn hãy cùng đi với bé, sau đó từ từ bỏ tay ra. Vậy là bé có thể tự đạp xe một mình.
Bước 6: Luôn khích lệ bé trong quá trình tập luyện. Bố mẹ là nguồn động lực lớn nhất cho trẻ khi trẻ tập đi xe. Vì vậy, hãy luôn khích lệ trẻ bằng cách thường xuyên khen ngợi mỗi khi bé có sự tiến bộ, đỡ bé đứng dậy khi bé ngã, không được tạo áp lực hay la mắng bé. Đặc biệt, bạn không nên bắt buộc bé tiếp tục chạy xe nếu bé tỏ thái độ không thích, vì như thế sẽ khiến bé mất hứng thú với việc đạp xe.
Các sai lầm cần tránh khi dạy trẻ tập xe
Bắt đầu tập đạp xe ngay trên đường lớn
Điều này cực kì thiếu an toàn và làm cho trẻ có cảm giác lo lắng. Bởi đây là nơi rất nhiều xe cộ qua lại vậy nên, việc bạn cần làm chính là hãy tìm một bãi đất trống, sạch sẽ, ví dụ như một sân vận động, một bãi đậu xe trống, khuôn viên chung cư, công viên,… Điều này sẽ làm trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
Cần sự hỗ trợ của bánh phụ
Đây là cách dạy trẻ em tập đạp xe thời xưa rất kém hiệu quả so với phương pháp hiện tại: lướt bằng chân và giữ thăng bằng.
Bắt đầu với chiếc xe đạp không phù hợp
Một chiếc xe quá nhỏ sẽ dẫn đến hiện tượng mỏi lưng, vai gáy ... còn một chiếc xe quá to so với độ tuổi, chiều cao của bé thì lại rất nguy hiểm do bé không chống chân được mỗi khi dừng hoặc mất lái... Ngoài ra, bắt đầu với một chiếc xe mà bé không thích về kiểu dáng và mầu sắc cũng tệ không kém gì một chiếc xe không phù hợp về độ tuổi và chiều cao, việc này sẽ làm giảm sự hứng thú của bé với chiếc xe đạp và dẫn tới quá trình tập đi sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Chạy theo xe và quát mắng bé
Điều này sẽ chỉ làm cho bé thêm căng thẳng dẫn tới quá trình tập đi xe mất nhiều thời gian hơn, bạn hãy để bé tự xoay xở. Có thể bé sẽ ngã vài lần nhưng sau đó bé sẽ tự tìm được cách giữ thăng bằng và điều khiển xe thuần thục hơn. Việc của các bậc phụ huynh cần làm là đảm bảo an toàn cho bé bằng các phụ kiện như mũ bảo hiểm, găng tay... và một nơi rộng rãi không có phương tiện qua lại.
Mua xe đạp trẻ em ở đâu uy tín giá rẻ, chất lượng?
Tự hào là nhà phân phối chính thức của các thương hiệu xe đạp trẻ em nổi tiếng như Giant, Royalbaby, Marushi, Fornix, Trinx... tại Việt Nam, khi mua các sản phẩm xe đạp trẻ em tại Thể thao 365, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với các cam kết sau đây:
-
Cam kết 100% hàng chính hãng (phát hiện hàng giả, hàng nhái trả hàng và nhận thêm 100% giá trị đơn hàng).
-
Mẫu mã đa dạng, phong phú.
-
Giá luôn rẻ nhất tới khách hàng.
-
Bảo hành khung xe lên tới 5 năm, phụ tùng 1 năm.
-
Tặng gói phụ kiện đến 500.000 VNĐ như túi sườn, kính mắt, mũ bảo hiểm ...
-
Tặng gói bảo dưỡng trọn đời xe 900k.
-
Miễn phí đăng bán trên Website của Thể thao 365 khi không còn nhu cầu sử dụng nữa
Một cửa hàng bán xe đạp trẻ em uy tín phải đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Thông tin về Cửa hàng, sản phẩm và mức giá... phải rõ ràng:
Google Map cửa hàng có nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng không? Tuyệt đối không mua hàng, nếu địa chỉ Cửa hàng bị đánh giá quá thấp, rất nhiều khách hàng mắc lỗi này khi mua hàng chỉ vì tham giá rẻ. Một Cửa hàng uy tín tư vấn khách hàng trước khi mua và hỗ trợ khách hàng sau khi bán tốt dĩ nhiên sẽ nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Ngược lại, một cửa hàng chỉ muốn nhanh chóng bán hàng kiếm lợi nhuận mà không quan tâm nhiều đến các dịch vụ hỗ trợ khách hàng thường sẽ không được khách hàng đánh giá cao.
Fanpage của Cửa hàng có nhiều lượt like, follow và bình luận không? Nếu Cửa hàng có tiếng tăm và làm ăn uy tín thì chắc chắn với bạn, Fanpage của Cửa hàng sẽ có nhiều chục nghìn người like, follow và bình luận...
Ngoài ra, nếu là một Công ty bán lẻ uy tín, chất lượng thì họ phải luôn công khai, niêm yết các thông tin của sản phẩm rõ ràng như Mức giá, thông tin về sản phẩm, nhà sản xuất, xuất xứ... Các sản phẩm phải luôn đảm bảo có sẵn tại cửa hàng để cho khách hàng có thể tham khảo và kiểm tra sản phẩm.
2. Chế độ bảo hành và đổi trả rõ ràng, uy tín:
Cửa hàng dụng cụ thể dục, thể thao uy tín chính hãng sẽ luôn đảm bảo thời gian bảo hành chính hãng dành cho khách hàng khi mua. Trên sản phẩm luôn có thông tin cụ thể về thời gian bảo hành, chế độ, quy định rõ ràng để khách hàng nắm bắt được. Cùng với đó là những chương trình giảm giá chất lượng giúp khách hàng có thể mua được những sản phẩm giá rẻ chính hãng từ nhà sản xuất.
3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo:
Với những Công ty bán lẻ dụng cụ thể thao đã có uy tín trên thị trường, thì họ luôn ưu tiên xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng. Nhân viên tư vấn bán hàng phải có thái độ phục vụ tận tình và có kiến thức tốt về sản phẩm để giúp khách hàng có thể nhanh chóng chọn được sản phẩm phù hợp nhất với mình.
Thể Thao 365 | Địa chỉ sỉ lẻ xe đạp trẻ em uy tín, chất lượng nhất:
[XEM ĐƯỜNG ĐI TỚI THỂ THAO 365 TẠI TP. HÀ NỘI]
Thể Thao 365 Chào Đón Tất Cả Mọi Người Ghé Thăm, Với Niềm Vui Và Sự Hân Hạnh Được Phục Vụ
Ba Đình là một Quận nằm ở trung tâm thủ đô, vậy nên các công ty dịch vụ rất phát triển. Đặc biệt là các Cửa hàng bán đồ thể thao tại đây luôn tấp nập khách hàng lui tới. Không những thế, Quận này còn tập trung nhiều khu văn phòng cao cấp, các trường đại học danh tiếng. Vì vậy mà lượng tiêu thụ đồ thể thao, đặc biệt là sản phẩm cầu lông khá lớn. Tuy nhiên, điều này cũng gây không ít bối rối đối với những ai muốn tìm mua những sản phẩm thể thao chính hãng chất lượng bởi không biết đâu là địa chỉ uy tín chính hãng giá tốt.
Tự hào là đại lý, nhà phân phối của rất nhiều hãng thể thao danh tiếng thế giới, Thể Thao 365 chắc chắn là nơi mua sắm dụng cụ thể thao tuyệt vời mà bạn sẽ rất an tâm khi quyết định lựa chọn để gửi gắm niềm tin yêu và mua sản phẩm.
-
Giá luôn rẻ nhất tới khách hàng.
-
Sản phẩm đa dạng, nhiều mẫu mã.
-
Nhân viên tư vấn nhiệt tình, thân thiện.
-
Chính sách đổi trả, bảo hành thuận tiện, rõ ràng "100% bảo vệ khách hàng".
-
Đã được rất nhiều khách hàng phản hồi tin tưởng, ủng hộ và giới thiệu.