Tìm hiểu phuộc xe đạp thể thao từ A - Z

Tìm hiểu phuộc xe đạp thể thao từ A - Z

05/06/2021 16:44 - 10.950 lượt xem

Đối với một chiếc xe đạp thể thao để có thể chinh phục mọi địa hình thì không thể không cần tới phuộc. Lựa chọn một chiếc phuộc tốt không chỉ đảm bảo an toàn cho chính chiếc xe của bạn, mà còn có thể giúp hấp thụ sốc tốt hơn từ địa hình, đem lại cảm giác thoải mái tự tin cho hành trình và hơn hết là chinh phục và vượt qua những địa hình khó một cách dễ dàng hơn. Vậy bạn đã biết lựa chọn phuộc dành cho xe đạp chuẩn xác chưa? Hãy cùng tìm hiểu về các loại phuộc dành cho xe đạp thể thao phổ biến nhất thường được sử dụng nhé...

Xem nhanh

  1. Phuộc xe đạp là gì?
  2. Phuộc xe đạp có cấu tạo như thế nào?
  3. Phuộc xe đạp có những loại nào?
  4. Bao lâu nên bảo dưỡng phuộc xe?
  5. Vệ sinh phuộc xe đạp đúng cách như thế nào?

Phuộc hay còn gọi là giảm xóc là bộ phận quan trọng, có chức năng giảm tối đa các xung lực tác động lên xe khi di chuyển. Phuộc xe đạp địa hình, xe đạp touring hay xe đạp đua có thể được làm từ các vật liệu như thép, nhôm hoặc Carbon, đối với các dòng xe cao cấp chỉ riêng bộ phuộc đã có giá trị đến vài nghìn đô.

Một số xe đạp thể thao đặc biệt là loại địa hình đổ đèo thường trang bị cả phuộc ở giữa xe để giảm tối đa các chấn động lên phần khung xe.

Xe đạp địa hình

Phuộc xe đạp

  • Steerer tube: Ống cổ phuộc

  • Compression Adjustment: Núm vặt tuỳ chỉnh độ nén hoặc khoá phuộc

  • Air valve: Đầu valve bơm hơi (chỉ có trên giảm xóc hơi)

  • Crown: vai phuộc, trên xe downhill thường sử dụng double crown (giảm xóc 2 vai)

  • Stanchions: Ti phuộc

  • Arch: Cầu nối

  • Lowers: Ống chân phuộc, hay còn gọi là lower legs.

  • Through Axle: Trục cốt bánh

  • Rebound Adjustments: Tuỳ chỉnh rebound, độ nén nhả nhanh hoặc chậm của giảm xóc.

  • Drop outs: Lỗ bắt trục

Phuộc càng đơ:

Phuộc càng đơ hay phuộc không giảm xóc thường được đúc dưới dạng ống kim loại rỗng và không có chức năng giảm xóc. Loại phuộc này giúp người đạp đỡ bị mất sức khi đạp xe trên những địa hình bằng phẳng hay những đoạn đường trường và chúng thường được trang bị trên những dòng xe đạp đường phốxe đạp đuaxe đạp trẻ em ...

xe đạp touring

Phuộc có giảm xóc:

Phuộc có giảm xóc thường được trang bị cho các dòng xe địa hình và có 2 loại chính đó là phuộc lò xo hay còn được gọi là phuộc Coil, thứ 2 là dạng phuộc khí hay còn gọi là phuộc Air. Cả 2 dòng phuộc này đều tùy ý điều chỉnh được độ Rebound hay còn gọi là độ hồi phục của phuộc.

Phuộc Coil là gì ?

Phuộc giảm xóc lò xo

Phuộc Coil xe đạp MTB hoạt động theo cơ chế lò xo nén

Phuộc Coil dành cho xe đạp leo núi hay còn được gọi là phuộc lò xo nén, lực nén sinh ra chủ yếu ở lò xo. Lò xo này có độ cứng và đàn hồi rất lớn được làm bằng thép hợp kim cao cấp hoặc bằng kim loại hiếm là Tinanium. Xét về khả năng chịu lực, lò xo nén này được đánh giá hoạt động rất tốt. Được thiết kế với khả năng nén và đàn hồi nên phuộc Coil không bị phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ tác động lực như loại phuộc khí.

Qua thực nghiệm đối với dòng phuộc này: Nếu như hấp thu lực nén xuống lò xo là 100 kg thì hành trình của Coil sẽ giảm là 10mm.

*Về phần bảo trì: xe đạp MTB sử dụng phuộc Coil sẽ dễ bảo trì hơn so với việc sử dụng phuộc Air. Do khả năng hấp thụ lực lớn cùng với khả năng chịu lực lò xo lớn mà dòng phuộc này thường được sử dung ở các dòng xe chủ yếu như Downhill, Freeride do khả năng hấp thụ lực lớn hơn, chịu lực tốt hơn.

Phuộc Air là gì ?

Phuộc Air hoạt động với cơ chế khí nén

Cơ chế hoạt động của phuộc Air thì khác hoàn toàn thay vì sử dụng lò xo nén nó sử dụng khí nén có chức năng hoạt động tương tự như lò xo của phuộc Coil. Lực nén của phuộc Air chủ yếu sử dụng bởi không khí, khi có một lực nào đó được phuộc hấp thụ hay truyền trực tiếp từ bên ngoài thì không khí trong phuộc Air sẽ được nén lại như một chiếc lò xo. Nếu như phuộc Coil không chịu tác động của lực nén thì độ nén của phuộc Air lại tỏ lệ thuận với lực nén. Nếu như lực hấp thụ càng cao thì lực nén càng cao.

Đây cũng chính là một trong những ưu điểm vượt trội của phuộc Air cho xe đạp MTB. Ngoài ra, phuộc này có kết cấu vô cùng nhẹ và dễ dàng có thể điều chỉnh tùy vào trọng lượng nén của người điều khiển. Khi sử dụng phuộc, bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc bơm khí cho phuộc và bơm phuộc theo đúng tỉ lệ áp suất ghi trên thông số của phuộc là được.

Bơm hơi vào phuộc Air

Đánh giá của các tay chơi xe đạp leo núi: Do thực nghiệm nhiều những dòng phuộc này nên họ có không ít những kinh nghiệm bản thân qua những lần trải nghiệm cả 2 dòng. Phuộc Air được đánh giá với mức độ êm hơn phuộc Coil, tạo chuyển biến linh hoạt hơn trên từng địa hình. Các dòng xe thông dụng thường sử dụng phuộc Air có thể kể đến như : XC, Enduro, All mountain,…

Ngoài ra, một điều đáng lưu ý là phần phuộc trước của xe, rất nhiều nhà sản xuất phụ tùng xe đạp leo núi đã nghiên cứu tổng thể và đưa ra những thiết kế để có thể đảm bảo được những thoải mái và tạo cảm giác an toàn hơn cho những người lái. Một sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 loại phuộc này để có thể tận dụng triệt để hết những ưu điểm của chúng giúp cho khả năng chịu lực linh hoạt hơn, tùy biến hơn và đem lại trải nghiệm mượt mà hơn.

Tùy vào dòng xe và điều kiện kinh tế, sở thích mà người dùng có thể lựa chọn loại phuộc phù hợp cho chiếc xe của mình.

Loại phuộc Dòng xe trang bị Chức năng giảm xóc Trọng lượng Bảo trì
Phuộc không giảm xóc Xe đạp đường phố, xe đạp đua, xe đạp touring Không Nhẹ Bảo trì đơn giản
Phuộc giảm xóc lò xo Xe đạp địa hình Giảm xóc nhờ lực nén của lò xo Khá nặng Bảo trì đơn giản
Phuộc giảm xóc hơi Xe đạp địa hình Giảm xóc nhờ cơ chế nén hơi, khả năng giảm xóc tốt  Nhẹ Bảo trì khá phức tạp, phải trang bị bơm giảm xóc để bơm và xả hơi khi bảo trì

4. Top 3 thương hiệu sản xuất phuộc xe đạp nổi tiếng thế giới:

4.1. Thương hiệu ROCK SHOCK:

Thương hiệu này thành lập năm 1989, nay thuộc tập toàn SRAM. Đây là một trong ba tập đoàn hàng đầu thế giới cung cấp các bộ chuyển động của xe đạp. Các loại phuộc dành cho xe đạp của thương hiệu này được nhiều khách hàng hàng đáng giá cao hiện nay.

Phuộc cho xe đạp của Rock Shock có Rebound giúp tăng chỉnh độ đàn hồi giúp phù hợp với mọi địa hình và nhu cầu của người dùng. Đồng thời có bộ Remote giúp có thể tùy chỉnh độ cứng của phuộc.

Ngoài ra, phuộc của thương hiệu này có mẫu mã, màu sắc đa dạng cho khách hàng thoải mái lựa chọn. Với thiết kế đơn giản, hiện đại giúp tăng vẻ sang trọng, độc đáo cho chiếc xe đạp của mình. Đồng thời có giá thành hợp lý phù hợp với điều kiện kinh tế của mọi người dùng.

4.2. Thương hiệu FOX:

Thương hiệu này được thành lập năm 1980 tại Watsonville, California, MỸ. Năm 2008, Fox được mua lại bởi công ty cổ phần tư nhân “Compass Diversified Holdings”. Thương hiệu này nổi tiếng với các dòng phuộc Hard Tail Series 32, 34, 36, 40 được nhiều người ưa chuộng.

Phuộc cho xe đạp của thương hiệu này được ứng dụng các công nghệ hiện đại. Đồng thời được làm bằng chất liệu cao cấp giúp có độ bền bỉ cao. Ngoài ra, còn phù hợp với mọi địa hình cho người dùng thoải mái di chuyển mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Phuộc cho xe đạp của Fox có các mẫu mã, thiết kế cho người dùng thoải mái lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng. Ngoài ra, còn làm tăng vẻ sang trọng, tinh tế cho chiếc xe đạp thân yêu của bạn. Chính vì vậy, đây là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn nếu đang tìm kiếm chọn mua phuộc dành cho xe đạp.

4.3. Thương hiệu MANITOU:

Manitou được thành lập năm 1990 tại Mỹ bởi Douglas Bradbury. Đây là một thương hiệu mới so với hai thương hiệu trên. Thế nhưng, MANITOU phát triển và kế thừa các công nghệ hiện đại của những hãng đi trước. Đồng thời có hướng đi mới cho riêng mình. Thương hiệu này đã tạo ra được các sản phẩm vượt trội về tính năng và công nghệ của từng sản phẩm của mình.

Phuộc của xe đạp có Rebound giúp tăng chỉnh độ đàn hồi để phù hợp với mọi nhu cầu và địa hình. Sản phẩm được làm từ các chất liệu cao cấp nên có độ bền bỉ với thời gian. Với thiết kế, mẫu mã đa dạng phù hợp với các dòng xe đạp khác nhau. Do đó, bạn sẽ không phải lo lắng không có phuộc phù hợp với xe đạp của mình. Chính vì vậy, thương hiệu này được nhiều người yêu thích và tin tưởng lựa chọn sử dụng.

Mỗi nhà sản xuất đều có quy định riêng về thời gian bảo dưỡng các dòng giảm xóc của hãng, bạn có thể tham khảo trực tiếp từ trang web của hãng. Dưới đây là một vài thông tin gợi ý mà Thể thao 365 tổng hợp từ các trang web của hãng:

  • Giảm xóc của FOX và MANITOU: 125 giờ chạy hoặc ít nhất 1 năm / lần.
  • Giảm xóc của ROCKSHOX: 50 giờ chạy để thay dầu và bảo dưỡng Lower legs, 100-200 giờ chạy để thay dầu và bảo trì hệ thống Damper.
  • Giảm xóc của SUNTOUR: 100 giờ chạy hoặc ít nhất 1 năm / lần.

Thực tế đây là gợi ý của hãng, mục đích của họ khi đưa ra thời gian bảo dưỡng như trên hoàn toàn dựa vào những gì họ đã nghiên cứu và thử nghiệm, mình không nên đánh giá nó là đúng hay sai hay cho rằng hãng vì mục đích kiếm lợi nhuận nên tăng giảm thời gian quy định như vậy để kiếm tiền từ người dùng. Nếu có điều kiện, bạn nên tuân thủ theo chỉ định bảo trì của hãng, để đảm bảo cho giảm xóc luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.

Nhưng lỡ không tuân theo quy định này thì sao??? Câu trả lời là cũng chẳng sao cả, miễn đừng quá lâu và bạn cũng chấp nhận một điều là giảm xóc của mình sẽ mất đi hiệu suất hoạt động 100% mà sẽ giảm dần theo thời gian lâu hoặc mau tuỳ vào mức độ sử dụng của bạn. 

Công cụ cần thiết: Cờ lê 6 cạnh, bệ bằng gỗ, dụng cụ tra dầu; bơm hơi.

Bước 1. Làm sạch bụi bẩn bên trong vỏ bọc cao su
Vỏ bọc cao su là một lớp bảo vệ rất hiệu quả trên ống giảm xóc, tuy nhiên, nó phải được lột ra mỗi lần vệ sinh, sau đó lau sạch ống kéo dài thu ngắn của phuộc trước bằng giẻ, phuộc trước phải được kiểm tra thường xuyên để tránh hư hỏng.

Bước 2. Tra dầu trên ống kéo dài thu ngắn
Sau mỗi lần bảo trì, tra một vài giọt dầu hoặc một lớp mỡ mỏng trên ống kéo dài thu ngắn để đảm bảo rằng ống kéo dài thu ngắn sẽ vẫn trong tình trạng tốt trong một thời gian dài.

Bước 3. Tháo rời bộ giảm xóc
Các loại giảm xóc khác nhau được tháo rời theo nhiều cách khác nhau, tất cả các hệ thống giảm xóc đều có đinh vít cố định, một số ở bên ngoài và một số ở bên trong. Hãy chắc chắn đọc kỹ các hướng dẫn về bộ giảm xóc được cung cấp và tìm hiểu cấu trúc bên trong của bộ giảm xóc.

Bước 4. Làm sạch bên trong bộ giảm xóc
Sử dụng giẻ lau để lau sạch bụi bẩn tích tụ bên trong bộ giảm xóc của xe. Hãy nhớ không sử dụng bất kỳ dung môi nào, vì điều này sẽ làm hỏng bên trong bộ giảm sốc và đồng thời kiểm tra hư hỏng bên trong.

Bước 5. Bôi dầu
Bôi một lớp mỏng dầu lên thanh giản sốc, một loại dầu tốt cho phuộc trước sẽ không làm xói mòn các đặc tính của lớp phủ Teflon ở thành bên trong, ngoài ra, không có yêu cầu đặc biệt nào khi bôi bôi dầu MCU, nhưng bôi dầu các lò xo giảm sốc có thể tránh được tiếng ồn.

Bước 6. Lắp lại bộ giảm xóc
Không siết chặt các vít quá chặt trong quá trình lắp ráp. Lau sạch mỡ dư thừa và đặt lại vỏ chống bụi vào vị trí.

Bước 7. Điều chỉnh áp lực của hệ thống giảm xóc phuộc trước
Một số hệ thống giảm xóc phuộc trước (SID) nên được kiểm tra áp suất ít nhất 3-4 lần một năm. Không sử dụng máy bơm áp suất không khí để bơm! Phuộc trước có dung lượng bên trong giới hạn, khi dùng máy bơm áp suất không khí để bơm, các bộ phận bên trong sẽ bị báo phế.

Thể thao 365 - Khỏe đẹp hơn mỗi ngày

Xem thêm:

Bài viết liên quan
  • Xe đạp cho người lớn 60 tuổi Nam Nữ hot nhất thị trường

  • Xe đạp Fixed Gear dưới 5 triệu có mẫu nào hot

  • Mua xe đạp trẻ em giá rẻ Hà Nội ở đâu uy tín, chất lượng nhất

  • Chế xe đạp thường thành xe đạp điện ở Hà Nội uy tín giá rẻ

  • Top 3 xe đạp Fixed Gear Vintage giá rẻ cơ bản chính hãng nên mua

  • Xe đạp Fixed Gear Hà Nội đang có những mẫu nào hot?

  • Độ chế xe đạp thường thành xe đạp trợ lực điện có khó không? Giá thế nào?

  • Xe đạp California của nước nào có tốt không? Có đáng mua không?

  • Tổng hợp giá xe đạp thể thao người lớn các mẫu hot nhất năm 2024

  • Xe đạp CALLI của nước nào sản xuất? Xe đạp CALLI có tốt không?

  • Top 3 mẫu xe đạp thể thao nữ màu hồng siêu kool giá cực tốt

  • Tổng hợp các mẫu xe đạp địa hình MTB Chevaux chính hãng hot nhất