Xem nhanh
- Đầu tiên, bạn cần chọn một chiếc xe phù hợp với độ tuổi của bé
- Chọn đúng kiểu dáng xe và mầu xe bé thích
- Các thành phần xe đạp trẻ em, phụ huynh cần lưu ý trước khi mua
- Xác định ngân sách tài chính có thể chi trả trước khi mua
- Các bước hướng dẫn tập đi xe đạp cho bé an toàn mà hiệu quả
- Các lợi ích mang lại khi trẻ em biết đi xe đạp từ sớm
1. Đầu tiên, bạn cần chọn một chiếc xe phù hợp với độ tuổi, chiều cao của bé:
Việc chọn đúng cỡ xe đạp cho trẻ em là cực kì quan trọng, vì nó đám bảo an toàn và tạo sự thoải mái, hứng thú cho bé trong quá trình tập đi. Một chiếc xe quá nhỏ sẽ dẫn đến hiện tượng mỏi lưng, vai gáy ... còn một chiếc xe quá to so với độ tuổi, chiều cao của bé thì lại rất nguy hiểm do bé không chống chân được mỗi khi dừng hoặc mất lái...
Hầu hết các loại xe đạp trẻ em thường thiết kế dựa vào đường kính của bánh xe sao cho phù hợp với từng độ tuổi của bé và chúng được tính theo đơn vị Inch. Inch là đơn vị kích thước Anh, mỗi inch là 2,54cm, do vậy, đường kính của bánh xe đạp 12 inch là 30 cm và đường kính của bánh xe đạp 20 inch là 50 cm...
Như vậy, dựa vào bảng dưới, phụ huynh có thể dễ dàng xác địch cỡ xe phù hợp với độ tuổi và chiều cao của các bé. Ví dụ, với bé có chiều cao từ 80 - 90 cm trong độ tuổi từ 2.5- 4.5 tuổi thì có thể chọn cỡ xe là 12 (chính là kích thước bánh xe 12 inch), với bé có chiều cao từ 90 - 110 cm trong độ tuổi từ 3.5 - 5.5 tuổi thì có thể chọn cỡ xe là 14 ...
***Lưu ý: với các bé có chiều cao gần cỡ bánh xe đạp tiếp theo thì có thể lấy to hơn một cỡ để đi được lâu hơn. Ví dụ, bé cao 98 cm thì nên lấy xe cỡ 16 thay vì cỡ 14.
Độ tuổi của bé |
Chiều cao trung bình |
Kích thước bánh xe |
Mẫu xe tương ứng |
2.5 – 4.5 tuổi |
80 – 90 cm |
12 inch |
Xe trẻ em cỡ 12 hot nhất |
3.5 – 5.5 tuổi |
90 – 110 cm |
14 inch |
Xe trẻ em cỡ 14 hot nhất |
5 – 7 tuổi |
100 – 120 cm |
16 inch |
Xe trẻ em cỡ 16 hot nhất |
6 – 8 tuổi |
110 – 130 cm |
18 inch |
Xe trẻ em cỡ 18 hot nhất |
7 – 9 tuổi |
120 – 140 cm |
20 inch |
Xe trẻ em cỡ 20 hot nhất |
>> Xem ngay xe đạp trẻ em Forever Princess cực hot
2. Chọn đúng kiểu dáng xe và mầu xe bé thích:
Sau khi xác định được kích cỡ xe phù hợp với độ tuổi và chiều cao của bé, thì bước tiếp theo là phụ huynh nên trao đổi kĩ với bé về các mẫu xe và mầu xe bé thích. Tùy vào độ tuổi, giới tính mà mỗi bé sẽ có sở thích khác nhau. Bé trai có thể thích dáng xe đạp thể thao với các gam mầu mạnh mẽ như Đen Trắng, Xanh Da Trời ... còn bé gái thường thích mầu Hồng hoặc Vàng...
3. Các thành phần xe đạp trẻ em, phụ huynh cần lưu ý:
Xe đạp trẻ em cũng như bất kì loại xe đạp nào khác, đều có đủ các thành phần bên dưới để đảm bảo xe hoạt động an toàn và trơn tru. Khi mua phụ huynh nên chú ý đến các thành phần chính của xe như sau:
Khung xe: nên chọn khung xe được làm từ các vật liệu cứng, có trọng lượng nhẹ, độ bền và độ cứng cao như thép không gỉ, hợp kim thép, hợp kim nhôm và hợp kim magie
Yên xe và ghi đông: có nâng lên hạ xuống được không? Điều này rất quan trọng, vì khi trẻ em phát triển sẽ cần điều chỉnh được để tương thích với chiều cao của trẻ.
Phanh xe: nên thử xem phanh xe cho bé có ăn không trước khi cho bé tập xe, điều này vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé.
Các bộ phận khác: xe đạp trẻ em nên có các phụ kiện khác như chuông xe, bánh xe phụ trợ, giỏ xe...
4. Ngân sách tài chính:
Việc xác định trước khả năng tài chính có thể chi trả khi mua xe cho bé rất quan trọng vì hiển nhiên một chiếc xe trẻ em của thương hiệu nổi tiếng thì giá xe sẽ rất đắt nhưng bù lại xe sẽ rất thời trang, đẹp về mẫu mã, bền, đi nhẹ và an toàn.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu xe trẻ em khác nhau từ bình dân tới cao cấp. Do vậy, việc lựa chọn xe cho bé là hết sức dễ dàng nếu phụ huynh lưu ý đọc kĩ các bước trên.
>>> Xem ngay 100+ mẫu xe đạp trẻ em hot nhất thị trường chỉ có tại Thể thao 365 <<<
5. Các bước hướng dẫn tập đi xe đạp cho bé an toàn mà hiệu quả:
1. Trước nhất, bạn cần hạ thấp yên xe xuống, làm sao để bé ngồi trên yên mà chân vẫn có thể chạm đất. Sau đó, tháo bàn đạp ra.
2. Để bé ngồi trên yên và tự đẩy xe bằng hai chân, với những bước chân thật lớn giống như bước nhảy của các chú chuột túi.
3. Sau khi bé đã quen với việc dùng hai chân đẩy xe, hãy lắp một bàn đạp trở lại. Giúp bé đặt một chân đặt lên bàn đạp, một chân vẫn di chuyển dưới đất đến thuần thục.
4. Cuối cùng lắp cả hai bàn đạp, cho bé ngồi lên xe và tự đi. Bạn có thể hỗ trợ bé bằng cách giữ vai bé để bé không ngã (nên nhớ là không bám vào xe đạp). Hoặc bạn cũng có thể hỗ trợ bằng cách bám vào lưng áo bé. Trước hết, bạn hãy cùng đi với bé, sau đó từ từ bỏ tay ra. Vậy là bé có thể tự đạp xe một mình.
6. Lợi ích mang lại khi trẻ em đi xe đạp:
Xe đạp trẻ em là công cụ đắc lực cho sự phát triển của trẻ và mỗi bậc cha mẹ nên sắm ngay 1 chiếc xe đạp trẻ em phù hợp cho con em mình bởi những lợi ích sau đây:
-
Đạp xe giúp tăng cường sức khỏe, thể chất, tuần hoàn máu, hô hấp hiệu quả, phát triển thể lực như nhiều cao, cơ bắp, tăng sức đề kháng cho trẻ với các yếu tố tự nhiên từ môi trường ngoài.
-
Đạp xe giúp trẻ em vui vẻ, giúp bé thoát khỏi mạng xã hội và tham gia vào thế giới thực nhiều hơn.
-
Đạp xe giúp tăng khả năng tập trung giúp con thư giãn đầu óc, giải phóng năng lượng và áp dụng những gì đã được học vào cuộc sống, vào môi trường thực tế.
-
Đạp xe giúp gia đình có thời gian vui vẻ bên nhau.