Một chiếc xe đạp touring phù hợp sẽ luôn đem lại cảm giác lái và những trải nghiệm tuyệt vời, tuy nhiên làm sao để chọn được một chiếc xe đạp touring phù hợp lại không phải là một câu trả lời dễ dàng và ngắn gọn trong vài chữ được... Qua bài viết này, Thể thao 365 sẽ tổng hợp so sánh một số mẫu xe đạp touring chất lượng nhất trên thị trường để bạn có thể dễ dàng chọn lựa hơn nhé !!!
Xem nhanh
Xe đạp touring là gì?
Xe đạp đường phố hay xe đạp touring (City Bike) là dòng xe đạp thể thao hỗn hợp nhưng có hơi hướng thiên về Road, mặc dù không nhanh bằng xe đạp đua (Road) không mạnh mẽ bằng xe đạp địa hình (MTB) nhưng là dòng xe có sự kết hợp những ưu điểm của cả hai dòng xe trên.
Bạn có thể đạp xe đi trên những cung đường khó mà xe đạp đua không đi được, và có thể chạy nhanh hơn xe đạp MTB trên đường thành phố bằng phẳng.
Xe đạp touring có đặc điểm gì nổi bật?
-
Tay lái có thể thẳng hoặc cong, thường không có giảm xóc ở phuộc trước để giảm trọng lượng xe.
-
Đường kính bánh xe to hơn dòng xe đạp địa hình, lốp nhỏ ít gai hơn dòng địa hình, vì vậy xe đi rất nhanh.
-
Thường có sẵn baga trước và sau thuận tiện cho việc chở đồ.
-
Khoảng cách tâm giữa 2 bánh trước và sau lớn tạo thế ngồi thoải mái cho người lái.
Xe đạp touring có mấy loại?
Xe đạp đường phố có hai loại chính:
Loại thứ nhất là dòng xe đạp touring đường phố (hay còn gọi là city bike) với thiết kế thiên về tốc độ (giống xe đạp road), xe sử dụng fork đơ, thiết kế bánh 700c sử dụng loại lốp nhỏ ít gai hơn MTB, thường sử dụng để di chuyển trong đường thành phố nhiều hơn.
Loại thứ hai là dòng xe đạp touring thiên về địa hình (còn gọi là xe đạp Hybrid) thường được trang bị fork có nhún giảm xóc, gác baga chở hàng phía sau, bánh 700c, sử dụng loại lốp to và nhiều gai hơn dòng touring đường phố, dòng xe này thường được sử dụng để đi phượt, trải nghiệm những chuyến du lịch đường dài...
Những điều cần lưu ý khi mua xe đạp touring
Không có bất cứ thứ gì là tốt nhất, chỉ có thứ phù hợp nhất. Xe đạp cũng vậy, nếu mua bạn cần xem xét cẩn thận các điểm sau:
Khung sườn loại nào phù hợp với bạn?
Hiện nay có 3 loại vật liệu chính để làm khung sườn xe đạp và mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng, cụ thể:
+ Khung sườn Carbon là vật liệu tuyệt vời không chỉ nhẹ mà còn bền, tuy nhiên giá rất chát.
+ Khung sườn Nhôm có ưu điểm là nhẹ và cứng, tuy nhiên khả năng hấp thụ xung động lại kém.
+ Khung sườn Thép là vật liệu phổ biến nhất để làm khung cho các loại xe đạp giá rẻ. Ưu điểm của loại khung này là chịu lực, hấp thu lực tốt và nhưng khối lượng nặng và có thể có rỉ sét.
Bộ chuyển tốc trơn tru
Một groupset tốt cho xe đạp touring cần đảm bảo khả năng truyền lực mạnh mẽ trơn chu, tối ưu cho khả năng di chuyển đường dài và leo dốc. Có thể kể tới một số dòng groupset tốt cho xe đạp touring mà bạn có thể lựa chọn như dòng Acera, Alivio và Altus của thương hiệu Shimano.
Hệ thống phanh an toàn, chính xác
Hiện trên thị trường có 3 loại phanh chính là phanh vành, phanh đĩa và phanh dầu. Tùy vào tài chính và mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn cho mình loại phanh thích hợp.
Nếu bạn thường xuyên đi xa dài ngày thì nên dùng phanh vành, vì phanh vành dễ sửa chữa, dễ thay thế. Hãy thử tưởng tượng đang đi xa mà bạn bị đứt dây phanh dầu, hoặc bị cong đĩa phanh... thì sẽ rất khó để thay thế và sữa chửa phải không?
Ngược lại, phanh đĩa có ưu điểm là phanh rất ăn, và thời trang nên nếu chỉ đi loanh quanh trong thành phố thì phanh đĩa sẽ phù hợp hơn với bạn.
Yên xe cũng rất quan trọng
Cho dù khung sườn xe nhẹ cách mấy, group chuyển tốc xịn xò cách mấy, nhưng cái mông bạn chịu không nổi thì cũng ko thể nào đạp xa được.
>>> Tham khảo thêm Chọn yên xe đạp như thế nào để thoải mái nhất khi đạp xe?
Chọn cỡ xe đạp touring phù hợp với chiều cao cơ thể:
Việc chọn cỡ xe phù hợp với chiều cao cơ thể là cực kì quan trọng, vì chọn đúng cỡ xe sẽ giúp việc đạp xe thoải mái hơn rất nhiều làm giảm các hiện tượng mỏi lưng, vai gáy ...
Chiều cao trung bình |
Kích thước khung / bánh xe |
160 - 170 cm |
S (700C) |
170 - 180 cm |
M (700C) |
180 - 190 cm |
L (700C) |
190 - 200 cm |
XL (700C) |
Tổng hợp so sánh các mẫu xe đạp touring 700C hot nhất thị trường
Xe đạp touring Chevaux HK Pro vs Giant Escape 2 City Disc
Thương hiệu: Chevaux Chất liệu khung: Hợp kim nhôm Loại phanh: Phanh đĩa dầu Shimano MT200 Phuộc giảm xóc: Hợp kim nhôm Líp: Shimano CS-HG200 9 tầng Giò đĩa: Shimano 3 tầng Tay đề: Shimano Alivio 3x9S Đề trước: Shimano Alivio 3S Đề sau: Shimano Alivio 9S Tốc độ: 27 Vành xe: Hợp kim nhôm 2 lớp Kích cỡ bánh xe: 700 Lốp xe: KENDA 700*38C Dây âm sườn: Có Bảo hành:
|
Thương hiệu: Giant Chất liệu khung: Hợp kim nhôm Loại phanh: Tektro HD-R280, Giant MPH rotors [F]160mm, [R]160mm Phuộc giảm xóc: Hợp kim nhôm Líp: Shimano CS-HG31, 11×34 Giò đĩa: Forged alloy, 30/46 Tay đề: Shimano Altus, 2×8 Đề trước: Shimano FD-TY710 2-speed Đề sau: Shimano Altus 8-speed Tốc độ: 16 Vành xe: Giant double wall Aluminum Kích cỡ bánh xe: 700 Lốp xe: Giant S-X2, puncture protect, 700x38c Dây âm sườn: Có Bảo hành:
|
Chevaux với điểm mạnh là thiết kế hết sức thời trang trẻ trung cùng cấu hình khủng trong phân khúc giá tầm trung, còn Giant nổi tiếng với sự bền bỉ và tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ.... qua clip này, các bạn hãy cân nhắc để tự mình lựa chọn được chiếc xe phù hợp nhất với khả năng tài chính và sở thích riêng nhé ...
Xe đạp touring Rikulau Pelonton vs Giant Escape R3 MS
Thương hiệu: Rikulau Chất liệu khung: Hợp kim nhôm Loại phanh: Phanh vành Phuộc giảm xóc: Hợp kim nhôm Líp: 11-32T, 8S Giò đĩa: Hợp kim nhôm 50/34T Tay đề: SHIMANO CLARIS, ST-RS, 2x8S Đề trước: SHIMANO CLARIS, ST-RS, 2S Đề sau: SHIMANO CLARIS, ST-RS, 8S Tốc độ: 16 Vành xe: Hợp kim nhôm 2 lớp Kích cỡ bánh xe: 700 Lốp xe: CST Skin Lines, 700*28C Dây âm sườn: Có Bảo hành:
|
Thương hiệu: Giant Chất liệu khung: Hợp kim nhôm Loại phanh: Phanh vành Tektro CL520-RS Phuộc giảm xóc: Hợp kim thép Líp: Microshift CS-H081 8S 11-32T Giò đĩa: Shimano 3 tầng Tay đề: Microshift TS39 3×8S Đề trước: Microshift FD-M22 3S Đề sau: Microshift RD-M26L 8S Tốc độ: 24 Vành xe: Giant Spinforce Lite Kích cỡ bánh xe: 700 Lốp xe: Giant Escape R Tire 700x30C Dây âm sườn: Không Bảo hành:
|
Nếu bạn có hỏi bất cứ người Đài Loan nào về thương hiệu này thì có khi họ còn biết đến hơn cả Giant, Rikulau phải nói thật sự là một thế lực xe đạp đáng gờm ở Đài Loan...
Xe đạp touring Louis Garneau vs Maruishi Balboa
Thương hiệu: Louis Garneau Chất liệu khung: Hợp kim nhôm 6061 Loại phanh: Phanh V Phuộc giảm xóc: Thép cường lực Líp: Shimano Altus M310 Giò đĩa: Prowheel Swift 28/38/48T*170L. Tay đề: Shimano (3×8 speeds) Đề sau: Shimano M310 8S Tốc độ: 24 Vành xe: Hợp kim nhôm Kích cỡ bánh xe: 700 Lốp xe: 700*32C Dây âm sườn: Không Bảo hành:
|
Thương hiệu: Maruishi Chất liệu khung: Hợp kim nhôm 6061 Loại phanh: Phanh V Phuộc giảm xóc: Hợp kim nhôm 6061 Líp: Shimano TZ500 7 tầng Giò đĩa: Prowheel 48T Tay đề: SHIMANO TOURNEY 1x7S Đề sau: SHIMANO TOURNEY 7S Tốc độ: 7 Vành xe: Hợp Kim Nhôm 2 lớp Kích cỡ bánh xe: 700 Lốp xe: Kenda Kwest Dây âm sườn: Không Bảo hành:
|
Louis Garneau một thương hiệu Canada, đủ tiêu chuẩn xuất cho thị trường Nhật. Số lượng thường rất ít và được người Việt yêu thích bởi độ bền và kiểu dáng đẹp thanh thoát. Xe có 3 mầu Trắng, Đen và Xanh rất đẹp phù hợp cho những người cao từ 1m60 trở lên....
Maruishi Balboa một chiếc xe đạp Nhật bản chính hãng nổi tiếng với độ bền và phong cách thời trang, thích hợp cho nhiều mục đích sử dụng và đối tượng khách hàng khác nhau... xứng đáng là đối thủ đáng gờm của mẫu Louis Garneau đình đám.
Các phụ kiện nào là cần thiết khi đi xe đạp touring?
Quần áo đạp xe thường được thiết kế với chất liệu co giãn, bó sát mang tới cảm giác thoải mái khi đạp, bởi vậy đây là phụ kiện đầu tiên bạn nên nghĩ tới. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn hơn bạn cũng có thể lựa chọn loại quần áo phản quang cho mình trong mỗi chuyến đi. Đây cũng là phụ kiện quan trọng với những ai có thói quen đạp xe vào buổi tối… những thời điểm ánh sáng bị hạn chế. Sử dụng quần áo phản quang để tạo hiệu ứng tương phản giúp cho người xung quanh nhìn thấy bạn, tránh trường hợp va chạm đáng tiếc xảy ra.
Mũ bảo hiểm là một trong những phụ kiện quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi người “chơi” xe đạp thể thao. Đây là phụ kiện có tác dụng bảo đảm an toàn cho bạn trong quá trình di chuyển, bởi vậy bạn nên lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt, lựa chọn size phù hợp với vòng đầu của mình để đảm bảo sự an toàn tốt nhất. Bạn có thể lựa chọn loại mũ có kính liền để bảo vệ đôi mắt của mình trong mỗi chuyến đi được tốt hơn.
Ba lô, túi xách và giỏ xe hoặc giỏ xe là những phụ kiện xe đạp cần thiết cho một chuyến đi dài. Bởi trong chuyến đi này bạn phải mang theo khá nhiều đồ và những phụ kiện trên sẽ phát huy tác dụng tối đa.
Thay vì sử dụng một chiếc balo khoác trên lưng bạn nên lựa chọn balo treo bên hông xe là tiện lợi nhất. Những phụ kiện trên cũng dễ dàng tháo ra, lắp vào một cách tiện lợi nếu bạn không cần đến chúng mà cũng không ảnh hưởng gì tới vẻ đẹp của chiếc xe.
Khóa xe rất cần thiết vì những chiếc xe đạp thể thao cao cấp có giá không hề rẻ, mặt khác đây cũng là người bạn đồng hành trên những chặng đường. Vì vậy, đừng bỏ quên chiếc khóa xe để bảo vệ tốt cho chiếc xe của mình. Hiện nay, nhiều người lựa chọn loại khóa dây nhựa bên trong có lõi thép để bảo vệ xe. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn khóa số hoặc loại khóa có đi kèm chìa khóa.
Bộ lục giác sửa xe là phụ kiện không thể thiếu. Xe đạp thể thao về cơ bản cũng được thiết kế giống mới một chiếc xe đạp bình thường. Sắm cho mình bộ dụng cụ sửa xe để tự mình khắc phục những vấn đề không may xảy ra với bạn trong quá trình di chuyển là một điều cần thiết cho sự an toàn của chuyến đi.
Đèn cho xe đạp thể thao sẽ phát huy tác dụng tối đa khi bạn di chuyển khi trời tối. Một chiếc đèn ở phía trước xe giúp bạn soi sáng, làm tác dụng báo hiệu đối với những phương tiện giao thông khác là yếu tố cần thiết. Bạn có thể dùng đèn pin hoặc sử dụng loại đèn điện nhỏ gắn ở phía trước vừa tiện lợi lại vừa không lo lắng về việc hết pin.
Mẫu đèn Numen của hãng Giant cũng là một món phụ kiện xe đạp bạn nên tham khảo khi đi mua đèn pin cho xe. Mẫu đèn có thiết kế nhỏ gọn, kiểu dáng thể thao sẽ không bị lạc lõng khi kết hợp với chiếc xe của bạn.
Bơm xe rất quan trọng trong những chuyến đi dài. Khi xe gặp vấn đề về lốp hoặc săm, sau khi sửa chữa bạn cũng cần có bơm thì mới có thể tiếp tục được cuộc hành trình của mình.
Lưu ý: bạn cần phải lựa chọn được loại bơm phù hợp với van và lốp xe của mình. Vì vậy, trước khi mua bơm bạn cần kiểm tra kỹ lốp và van xe. Hiện nay, ngoài một số loại bơm truyền thống thì có loại bơm cho phép người dùng cắm trực tiếp vào van xe.
Bình nước và giá để bình nước là phụ kiện xe đạp không thể thiếu. Khi cảm thấy mệt mỏi khi đạp xe, một chai nước là “vị cứu tinh” của bạn trong những trường hợp này.
Phụ kiện chắn bùn đặc biệt quan trọng khi di chuyển trong điều kiện thời tiết mưa gió hoặc đường ẩm ướt, chúng giúp xe đạp của bạn không bị dính bùn và ngăn cho bùn không bắn lên người bạn.
Thời điểm nào là hợp lý để bảo dưỡng xe đạp touring?
Lịch bảo trì, bảo dưỡng xe đạp có thể không giống nhau, tùy thuộc vào mức độ sử dụng và điều kiện địa hình sử dụng. Bảo trì thường xuyên giúp xe đạp luôn trong tình trạng hoạt động tốt và hạn chế tai nạn, chấn thương xảy ra đối với người đạp. Vậy, khi nào thì nên đưa xe đạp đi bảo trì – bảo dưỡng? Để có câu trả lời đúng đắn nhất, mời bạn tham khảo bài viết Thời điểm nào là hợp lý để bảo dưỡng xe đạp?
Mua xe đạp touring ở đâu uy tín giá rẻ, chất lượng?
Tự hào là nhà phân phối chính thức của các thương hiệu nổi tiếng như Giant, Chevaux, Maruishi, Fornix, Trinx... tại Việt nam, khi mua các sản phẩm xe đạp tại Thể thao 365, bạn sẽ được hưởng các chính sách dưới đây:
-
Cam kết 100% hàng chính hãng.
-
Bảo hành khung xe lên tới 10 năm, phụ tùng 1 năm
-
Tặng gói phụ kiện đến 2.000.000 VNĐ như túi sườn, kính mắt, mũ bảo hiểm ...
-
Tặng gói bảo dưỡng trọn đời xe 900k
-
Miễn phí đăng bán trên Website của Thể thao 365 khi không còn nhu cầu sử dụng nữa