Hướng dẫn cách dạy trẻ em tập đi xe đạp an toàn hiệu quả

Hướng dẫn cách dạy trẻ em tập đi xe đạp an toàn hiệu quả

05/07/2021 09:52 - 8.476 lượt xem

Xem nhanh

  1. Đầu tiên, bạn cần chọn một chiếc xe phù hợp với độ tuổi của bé
  2. Trang bị các phụ kiện cần thiết để đảm bảo an toàn cho bé
  3. Các bước hướng dẫn tập đi xe đạp cho bé an toàn mà lại hiệu quả
  4. Các sai lầm cần tránh khi dạy trẻ tập xe
  5. Lợi ích mang lại khi trẻ em biết đi xe đạp từ sớm

Độ tuổi thích hợp nhất cho trẻ tập đi xe đạp thường từ 2.5 đến 4 tuổi. Ở độ tuổi này, bố mẹ có thể cho bé tập đi loại xe đạp có bánh phụ hỗ trợ. Sau khi bé đã đi quen, thì hãy chuyển sang xe đạp hai bánh. Bố mẹ lưu ý, phải theo sau giám sát bé chặt chẽ và chỉ nên để bé tập đi trong sân hoặc bãi đất rộng, bằng phẳng.

Cho đến khi trẻ phát triển về mặt thể chất (6 - 8 tuổi), bố mẹ có thể tập cho bé cách phối hợp giữa tay và chân để điều khiển xe. Lúc này, bé có thể tự đi mà không cần đến bánh xe phụ hoặc sự giám sát của bố mẹ.

Để đảm bảo an toàn và tạo sự thoải mái cho bé trong quá trình tập đi xe đạp thì việc chọn đúng cỡ xe đạp cho trẻ em là cực kì quan trọng. Một chiếc xe quá nhỏ sẽ dẫn đến hiện tượng mỏi lưng, vai gáy ... còn một chiếc xe quá to so với độ tuổi, chiều cao của bé thì lại rất nguy hiểm do bé không chống chân được mỗi khi dừng hoặc mất lái...

xe đạp trẻ em cao cấp

>> Xem ngay xe đạp trẻ em ZRong cực hot...

Hầu hết các loại xe đạp trẻ em thường thiết kế dựa vào đường kính của bánh xe sao cho phù hợp với từng độ tuổi của bé và chúng được tính theo đơn vị Inch. Inch là đơn vị kích thước Anh, mỗi inch là 2,54cm, do vậy, đường kính của bánh xe đạp 12 inch là 30 cm và đường kính của bánh xe đạp 20 inch là 50 cm...

Như vậy, dựa vào bảng dưới, phụ huynh có thể dễ dàng xác địch cỡ xe phù hợp với độ tuổi và chiều cao của các bé. Ví dụ, với bé có chiều cao từ 80 - 90 cm trong độ tuổi từ 2.5- 4.5 tuổi thì có thể chọn cỡ xe là 12 (chính là kích thước bánh xe 12 inch), với bé có chiều cao từ 90 - 110 cm trong độ tuổi từ 3.5 - 5.5 tuổi thì có thể chọn cỡ xe là 14 ...

***Lưu ý: với các bé có chiều cao gần cỡ bánh xe đạp tiếp theo thì có thể lấy to hơn một cỡ để đi được lâu hơn. Ví dụ, bé cao 98 cm thì nên lấy xe cỡ 16 thay vì cỡ 14.

Độ tuổi của bé

Chiều cao trung bình

Kích thước bánh xe

Mẫu xe tương ứng

2.5 – 4.5 tuổi

80 – 90 cm

12 inch

Xe trẻ em cỡ 12 hot nhất

3.5 – 5.5 tuổi

90 – 110 cm

14 inch

Xe trẻ em cỡ 14 hot nhất

5 – 7 tuổi

100 – 120 cm

16 inch

Xe trẻ em cỡ 16 hot nhất

6 – 8 tuổi

110 – 130 cm

18 inch

Xe trẻ em cỡ 18 hot nhất

7 – 9 tuổi

120 – 140 cm

20 inch

Xe trẻ em cỡ 20 hot nhất

Mua xe đạp trẻ em Forever Princess

>> Xem ngay xe đạp trẻ em Forever Princess cực hot

Trước nhất và đầu tiên là cần tìm một chiếc xe đạp tốt phù hợp với chiều cao và độ tuổi của bé, sau đó cần trang bị một số phụ kiện bên dưới để đảm bảo quá trình dạy bé tập đi xe được an toàn nhất...

>>> Xem ngay 100+ mẫu xe đạp trẻ em hot nhất thị trường <<<

Mũ bảo hiểm: là phụ kiện quan trọng nhất không chỉ với người lớn mà còn với trẻ nhỏ. Ba mẹ nên chọn các loại mũ bảo hiểm nhẹ, đai thắt không thấm mồ hôi, dễ tháo rời để vệ sinh và phía cằm có một miếng đỡ để tăng sự thoải mái.

Phụ kiện xe đạp thể thao

Găng tay: bạn nên chọn cho bé những đôi găng tay bao kín ngón tay hoặc một nửa ngón tay và có một miếng bọt biển trong lòng bàn tay để tránh lòng bàn tay khỏi chà xát khi ngã xe.

xe đạp trẻ em

Các tấm lót khuỷu tay, đầu gối: Miếng lót khuỷu tay, đầu gối là thiết bị bảo vệ an toàn cho trẻ mà ba mẹ nên trang bị để đề phòng trường hợp bị ngã xe dẫn đến xây xát, thương tích.

Xe đạp trẻ em

Kính cho trẻ: Ba mẹ có thể trang bị thêm cho bé một cặp kính vừa thời trang lại có thể chắn gió va cát vào mắt bé.

xe đạp tre em

Sau khi đã tìm được một chiếc xe đạp tốt phù hợp với độ tuổi và chiều cao của bé cùng các trang thiết bị đảm bảo an toàn trong quá trình tập xe, phụ huynh có thể bắt đầu ngay các bước hướng dẫn tập xe cho bé.

Bước 1: Tìm nơi bằng phảng, rộng rãi không có phương tiện qua lại như sân chung cư hoặc công viên... Những nơi này vừa tạo sự thích thú cho trẻ, vừa có ít chướng ngại vật và phương tiện giao thông, đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập.

Bước 2: Tập cho bé cách giữ thăng bằng trên xe đạp bằng cách hạ thấp yên xe, tháo bàn đạp và giữ nhẹ người của bé, để bé tập lướt đi và giữ thăng bằng bằng hai chân. Khi bé đã giữ được thăng bằng, bạn chỉ việc chạy theo sau và giữ nhẹ người của bé, phòng khi bé bị ngã thì kịp thời đỡ.

Bước 3: Để bé ngồi trên yên và tự đẩy xe bằng hai chân, với những bước chân thật lớn giống như bước nhảy của các chú chuột túi.

Bước 4: Sau khi bé đã quen với việc dùng hai chân đẩy xe, hãy lắp một bàn đạp trở lại. Giúp bé đặt một chân đặt lên bàn đạp, một chân vẫn di chuyển dưới đất đến thuần thục.

Bước 5:.Cuối cùng lắp cả hai bàn đạp, cho bé ngồi lên xe và tự đi. Phụ huynh có thể hỗ trợ bé bằng cách giữ vai bé để bé không ngã (nên nhớ là không bám vào xe đạp). Hoặc cũng có thể hỗ trợ bằng cách bám vào lưng áo bé. Trước hết, bạn hãy cùng đi với bé, sau đó từ từ bỏ tay ra. Vậy là bé có thể tự đạp xe một mình.

Bước 6: Luôn khích lệ bé trong quá trình tập luyện. Bố mẹ là nguồn động lực lớn nhất cho trẻ khi trẻ tập đi xe. Vì vậy, hãy luôn khích lệ trẻ bằng cách thường xuyên khen ngợi mỗi khi bé có sự tiến bộ, đỡ bé đứng dậy khi bé ngã, không được tạo áp lực hay la mắng bé. Đặc biệt, bạn không nên bắt buộc bé tiếp tục chạy xe nếu bé tỏ thái độ không thích, vì như thế sẽ khiến bé mất hứng thú với việc đạp xe.

Bắt đầu tập đạp xe ngay trên đường lớn

Điều này cực kì thiếu an toàn và làm cho trẻ có cảm giác lo lắng. Bởi đây là nơi rất nhiều xe cộ qua lại vậy nên, việc bạn cần làm chính là hãy tìm một bãi đất trống, sạch sẽ, ví dụ như một sân vận động, một bãi đậu xe trống, khuôn viên chung cư, công viên,… Điều này sẽ làm trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

Cần sự hỗ trợ của bánh phụ

Đây là cách dạy trẻ em tập đạp xe thời xưa rất kém hiệu quả so với phương pháp hiện tại: lướt bằng chân và giữ thăng bằng.

xe đạp thăng bằng

Bắt đầu với chiếc xe đạp không phù hợp

Một chiếc xe quá nhỏ sẽ dẫn đến hiện tượng mỏi lưng, vai gáy ... còn một chiếc xe quá to so với độ tuổi, chiều cao của bé thì lại rất nguy hiểm do bé không chống chân được mỗi khi dừng hoặc mất lái... Ngoài ra, bắt đầu với một chiếc xe mà bé không thích về kiểu dáng và mầu sắc cũng tệ không kém gì một chiếc xe không phù hợp về độ tuổi và chiều cao, việc này sẽ làm giảm sự hứng thú của bé với chiếc xe đạp và dẫn tới quá trình tập đi sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Chạy theo xe và quát mắng bé

Điều này sẽ chỉ làm cho bé thêm căng thẳng dẫn tới quá trình tập đi xe mất nhiều thời gian hơn, bạn hãy để bé tự xoay xở. Có thể bé sẽ ngã vài lần nhưng sau đó bé sẽ tự tìm được cách giữ thăng bằng và điều khiển xe thuần thục hơn. Việc của các bậc phụ huynh cần làm là đảm bảo an toàn cho bé bằng các phụ kiện như mũ bảo hiểm, găng tay... và một nơi rộng rãi không có phương tiện qua lại.

Xe đạp trẻ em là công cụ đắc lực cho sự phát triển của trẻ và mỗi bậc cha mẹ nên sắm ngay 1 chiếc xe đạp trẻ em phù hợp cho con em mình bởi những lợi ích sau đây:

  • Phát triển thể thể chất: đạp xe giúp cho các bé phát triển thể chất một cách toàn vẹn thông qua sự vận động từ những trò chơi cùng chiếc xe đạp. Ngoài việc bổ sung dưỡng chất cho các bé thì việc đạp xe sẽ giúp cho bé có được một cơ thể cân đối, khỏe mạnh. Khi cho trẻ đạp xe vui chơi bên ngoài trời sẽ cải thiện cho bé khả năng tự tin hơn khi tiếp xúc với các bạn cùng trang lứa.

  • Tăng khả năng phản xạ: trong giai đoạn phát triển từ 1-8 tuổi của trẻ được đánh giá cực kỳ quan trọng. Vì lúc này trí não và cơ thể bé phát triển tối đa ở giai đoạn đầu trong cuộc đời của mình. Việc các bà mẹ chọn mua xe đạp cho con mình là lựa chọn vô cùng thông minh; chiếc xe mang lại cho trẻ rất nhiều lợi ích nên bậc phụ huynh nên cân nhắc loại xe phù hợp với các bé nhỏ.

  • Rèn luyện khả năng tập trung: đạp xe giúp tăng khả năng tập trung giúp con thư giãn đầu óc, giải phóng năng lượng và áp dụng những gì đã được học vào cuộc sống, vào môi trường thực tế.

  • Giúp bé thư giãn đầu óc: nếu nhà bạn có các bé nghiện các trò chơi điện tử hoặc các món đồ công nghệ. Thì việc chọn mua xe đạp cho các bé là quyết định cực kỳ tốt cho bất kỳ đứa trẻ nào trong gia đình. Vì bé sẽ hạn chế việc tiếp xúc sử dụng các thiết bị công nghệ từ sớm. Tạo thói quen hoạt động ngoài trời cho bé, giảm căng thẳng sau những giờ học kéo dài.

Lợi ích mang lại khi trẻ em đi xe đạp

Thể thao 365 - Khỏe đẹp hơn mỗi ngày

Bài viết liên quan
  • Lịch tập luyện với xe đạp tập tại nhà giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện vóc dáng

  • Top 5 xe đạp đua giá rẻ dưới 20 triệu cấu hình khủng đáng mua nhất

  • Xe đạp tập thể dục tại nhà loại nào tốt ? Nên mua loại nào ?

  • Chạy bộ hay đạp xe: Phương pháp nào giúp giảm cân nhanh hơn?

  • Lốp xe đạp Maxxis đến từ nước nào? Có những dòng lốp nào cho xe đạp?

  • Xe đạp tập tại nhà hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Bạn có biết ???

  • Xe đạp tập tại nhà hay máy chạy bộ ? Thiết bị nào tốt hơn cho việc giảm cân?

  • Kính xe đạp là gì? Mua kính xe đạp thể thao cao cấp giá rẻ chính hãng ở đâu ?

  • Top 5+ xe đạp tập thể dục tại nhà phù hợp với dân văn phòng

  • Xe đạp tập tại nhà giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch bạn đã biết chưa???

  • Xe đạp tập tại nhà ngon bổ rẻ cho người thoát vị đĩa đệm

  • Thanh lý xe đạp tập thể dục tại nhà giá rẻ chất lượng tốt