Hướng dẫn cách trượt Patin cho người mới bắt đầu từ A - Z

Hướng dẫn cách trượt Patin cho người mới bắt đầu từ A - Z

10/08/2022 14:21 - 11.346 lượt xem

Xem nhanh

  1. Làm quen và giữ thăng bằng như thế nào?
  2. Tập đứng lên ngồi xuống khi vẫn đi giầy
  3. Cách di chuyển nhẹ nhàng về phía trước
  4. Một số cách để trượt và lướt đi
  5. Cách chuyển hướng khi trượt Patin
  6. Cách phanh và dừng lại khi trượt Patin

Làm quen và giữ thăng bằng 

Giống như bất kì bộ môn thể thao nào, đầu tiên bạn cũng cần làm quen với giày và tập giữ thăng bằng đúng cách. Như bạn đã biết, giày patin được thiết kế khá đặc biệt, vì vậy để giữ thăng bằng ngay khi mới tập là điều không hề dễ dàng.

Để giữ thăng bằng, bạn cần hết sức tập trung đặt hai mũi chân hướng mở theo hình chữ V, hai gót chân hơi chạm vào nhau (tương tự tư thế đứng chào cờ). Sau đó bạn hơi cúi người xuống và hai tay đặt ở hai đầu gối, chân bạn sẽ hơi khụy xuống một chút.

Hãy cố gắng giữ tư thế này trong vòng từ 10 đến 15 phút để tập giữ thăng bằng trên giày, và thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi bạn cảm thấy thật sự tự tin nhé...

Làm quen và giữ thăng bằng 

Tập đứng lên, ngồi xuống khi vẫn đi giày

Sau bước đầu tiên làm quen và giữ thăng bằng, bước tiếp theo bạn cần tập đứng lên, ngồi xuống khi chân đang đi giày Patin. Để thực hiện được động tác này, bạn làm theo các bước sau:

  • Đầu tiên, bạn hãy đưa hai tay xuống đất và đặt gần sát gối khi đang ở tư thế quỳ.

  • Tiếp theo, bạn đưa một chân lên theo hướng vuông góc với mặt đất, những bánh xe ở giày chạm với mặt đất (tương tự tư thế chuẩn bị chuẩn chạy).

  • Sau đó, bạn đưa chân còn lại lên tạo thành một hình chữ V cân bằng, lúc này tay bạn vẫn giữ nguyên vị trí hoặc có thể đẩy lên một chút.

  • Cuối cùng, bạn thu tay dần và đặt về vị trí hai gối để giữ thăng bằng, cơ thể thể hơi hướng về phía trước và từ từ đứng thẳng người lên.

Tập đứng lên, ngồi xuống khi vẫn đi giày

Di chuyển về phía trước nhẹ nhàng

Sau khi đã thực hiện được các động tác co bản như giữ thăng bằng, đúng lên ngồi xuống được rồi. Tiếp theo, bạn sẽ tập di chuyển nhẹ về phía trước bằng cách dậm chân tại chỗ như sau:

Đưa chân lên cách mặt sân khoảng 10 cm rồi thả xuống, sau đó đổi chân liên tục để quen dần. Khi cơ thể đã có thể kiểm soát, bạn hãy thử di chuyển từ từ về phía trước từng bước nhỏ một cách chậm dãi nhé.

Dậm chân tại chỗ để quen dần Tiến nhẹ về phía trước

Một số cách để trượt và lướt di chuyển

Cách trượt chữ V

Bạn đặt hai chân song song với nhau để vào tư thế chuẩn bị trượt. Sau khi đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bạn đưa hai chân thành hình chữ V. Tiếp đó, bạn đứng tại chỗ và nhấc luân phiên liên tục hai chân và bắt đầu trượt đi về phía trước. Thực hiện động tác lập đi lập lại để di chuyển, sử dụng cạnh phía trong để trượt đi.

Cách trượt chữ V

Cách trượt Forward swizzle

Với cách trượt Forward swizzle, bạn đứng hai chân tạo thành hình chữ V. Tiếp đó bạn sử dụng cạnh ngoài ở giày để đẩy chân về phía trước. Tiếp tục dùng 2 cạnh giày trong để kéo chân vào trong. Lập đi lập lại 2 động tác này để giúp có thể bạn di chuyển về phía trước.

Cách trượt Forward swizzle

Cách chuyển hướng khi trượt Patin

Trượt Scootering (1 chân phía trước)

Scootering là cách chuyển hướng dùng 1 chân đưa về phía trước. Để chuyển hướng Scootering về bên phải, bạn dồn trọng tâm lên chân phải. Sau đó bạn khuỵu nhẹ chân trái xuống và hơi hướng ra ngoài. Cuối cùng bạn xoay toàn bộ người sang bên phải để di chuyển. Thực hiện tương tự với hướng còn lại.

Scootering (1 chân phía trước)

Trượt Parallel (song song)

Khi hai chân đang trượt song song, nếu muốn quay sang trái thì bạn sẽ đưa chân trái lên và ngược lại, nếu muốn quay sang phải thì đưa chân phải lên trước. Sau khi đã nhấc chân về hướng cần quay, bạn tiếp tục quay phần người phía trên sang hướng mong muốn. Cuối cùng, bạn đưa hai chân về thế song song để tiếp tục di chuyển.

Parallel cách trượt patin

Cách phanh, dừng lại khi trượt Patin

Phanh gót (Heel Brake)

Khi đang trượt ở tư thế hai chân song song, bạn bắt đầu chuyển trọng tâm dồn về chân trái và khuỵu chân trùng xuống. Sau đó, bạn đưa chân phải về phía trước và từ từ nhấc phần mũi chân lên cho phần thân chạm xuống mặt sàn. Cuối cùng bạn dùng hết lực vào phần gót chân phải để phanh giảm tốc độ.

Khi đó, giày nghiêng hướng lên trên 1 góc 45 độ, dùng bánh xe gần gót giày nhất tạo ma sát để phanh lại.

Phanh gót (Heel Brake)

Phanh chữ A

Cách thực hiện phanh chữ A vô cùng đơn giản, bạn đưa hai bàn chân theo hướng hình chữ V, sau đó trượt 2 chân về phía trước. Bạn khép từ từ hai đầu gối chạm lại với nhau và đồng thời hướng hai mũi chân chạm vào nhau theo tư thế hình chữ A để phanh giảm tốc độ.

Phanh chữ A

Phanh chữ T

Phanh chữ T là cách phanh được nhiều người lựa chọn nhất và cũng là kiểu dễ thực hiện nhất. Để thực hiện phanh chữ T, bạn đưa chân thuận ra phía sau. Tiếp đó bạn nhấc chân sau lên một góc 45 độ, toàn bộ lực cơ thể lúc này sẽ dồn về chân trước. Cuối cùng, bạn đưa chân thuận xuống và kéo lại gần chân trước một đường hình chữ T.

Phanh chữ T

Xử lý tình huống khi ngã an toàn

Với bất kì môn thể thao nào cũng đều có thể xẩy ra những tình huống không mong muốn, đặc biệt trong môn patin thì việc biết cách xử lý khi bị té ngã một cách an toàn là hết sức cần thiết: 

Bước 1: Bạn hãy khuỵu 2 gối trùng xuống.

Bước 2: Đưa 2 tay để phía trước và mở rộng lòng bàn tay đồng thời hướng cằm lên trên để tránh chấn thương vùng mặt.

Bước 3: Từ từ nghiêng người về phía trước sao cho cơ thể càng gần mặt đất càng tốt.

Bước 4: Bạn hãy nhẹ nhàng đổ người xuống, chống đầu gối và dùng 2 tay là điểm tựa.

Bước 5: Cuối cùng, bạn hãy từ từ trượt tay về phía trước, chú ý không được duỗi thẳng tay sẽ rất dễ bị gãy.

Xử lý tình huống khi ngã an toàn

Một số lưu ý an toàn khi trượt patin

  • Thứ nhất, luôn luôn mang đồ bảo hộ để giữ an toàn tuyệt đối trong quá trình trượt patin, giảm nhẹ các chấn thương nếu không may xảy ra.

  • Thứ hai, chọn giày phù hợp với kích cỡ chân và nên hơi ôm một chút để khi di chuyển không bị rớt giày khiến chân gặp tổn thương.

  • Thứ ba, không nên vội vàng trượt ở tốc độ cao hoặc những nơi nguy hiểm như dốc khi chưa thành thạo các kỹ năng để đảm bảo an toàn cho bản thân.

  • Thứ tư, thường xuyên kiểm tra các bánh xe dưới đế giày để tránh sự cố giày hư bất ngờ.

Thể thao 365 - Khỏe đẹp hơn mỗi ngày

Bài viết liên quan
  • Style trượt Patin được ưa chuộng nhất hiện nay và các mẫu giày Patin phù hợp

  • Top 5 mẫu giầy Patin cho trẻ em 10 tuổi chính hãng giá rẻ

  • Shop mua giày trượt patin cho trẻ em giá rẻ uy tín, chất lượng ở đâu???

  • Giầy trượt patin trẻ em 6 7 8 9 10 11 tuổi chính hãng tốt nhất thị trường

  • Hướng dẫn cách trượt patin cho trẻ em từ những điều cơ bản nhất

  • Kỹ thuật trượt patin 4 bánh dọc từ cơ bản đến nâng cao

  • Hướng dẫn lựa chọn giày patin phù hợp cho người mới bắt đầu

  • Mang đồ bảo hộ đúng cách khi trượt patin như thế nào?

  • Giầy Patin là gì? Bao gồm những bộ phận nào?

  • Bật mí cách chọn cỡ giầy Patin cho trẻ em và người lớn siêu chuẩn?