Mang đồ bảo hộ đúng cách khi trượt patin như thế nào?

Mang đồ bảo hộ đúng cách khi trượt patin như thế nào?

14/08/2022 14:26 - 10.572 lượt xem

Xem nhanh

  1. Cần có những đồ bảo hộ nào khi trượt patin?
  2. Đội mũ đúng cách khi trượt Patin như thế nào?
  3. Nên trượt Patin ở đâu và khi nào cho an toàn

Khi trượt patin cần có những đồ bảo hộ nào?

Để đảm bảo an toàn khi trượt patin, bạn cần trang bị mũ bảo hiểm, bộ bảo hộ tay và đầu gối, vì những bộ phận này của cơ thể rất dễ gặp chấn thương trong quá trình trượt, đặc biệt là khi thực hiện những động tác khó.

Một số chấn thương có thể gặp phải nếu không trang bị đồ bảo hộ

  • Xước da ở mặt hoặc cằm

  • Gãy xương cổ tay, bong gân cổ tay

  • Gãy khuỷu tay

  • Gãy xương ống chân

  • Bong gân mắt cá chân

Mũ bảo hiểm rất quan trọng

Mũ bảo hiểm khi trượt patin

Mũ bảo hiểm là ưu tiên số 1 bắt buộc phải trang bị khi trượt patin để tránh những tình huống đáng tiếc có thể xẩy ra trong quá trình chơi cũng như tập luyện, đặc biệt là đối với trẻ em khi chơi Patin.

Bộ đồ bảo hộ tay và đầu gối

Tiếp theo là bộ đồ bảo hộ bàn tay, khuỷu tay và đầu gối cũng rất cần thiết khi chơi patin. Các nơi như đầu gối, khuỷu tay và bàn tay là những bộ phận hường có nguy cơ chịu nhiều chấn thương nhất, bởi người chơi patin thường có xu hướng lấy khuỷu tay, lòng bàn tay và gối để chống đỡ. Vì vậy, đồ bảo hộ này sẽ bảo vệ bạn an toàn hơn khi vui chơi trượt patin, tránh những chấn thương nặng có thể xảy ra.

Bộ đồ bảo hộ tay và đầu gối

Đội mũ bảo hiểm đúng cách khi trượt Patin như thế nào?

Đội mũ bảo hiểm đúng cách khi trượt Patin không chỉ giúp tránh các nguy hiểm đáng tiếc xẩy ra mà còn tạo cảm giác an tâm hơn khi trượt giúp người chơi tự tin, thoải mái và di chuyển thuận lợi...

Bước 1: Chọn một chiếc mũ bảo hiểm tốt vừa với cỡ đầu người đội, không nên chọn mũ quá rộng hay quá chật vì nó sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và kém an toàn.

Bước 2: Tiếp theo, bạn xem xét phần vành trước của mũ có song song với chân mày hay chưa và đầu mũ phải cách chân mày khoảng 2 ngón tay là hợp lý.

Đội mũ bảo hiểm đúng cách khi trượt Patin như thế nào

Bước 3: Sau khi đã điều chỉnh mũ đạt chuẩn, kế tiếp bạn điều chỉnh quai mũ thích hợp với khuôn mặt. Quai mũ phải được cài sao cho phần mũ lót vừa khít dưới cằm và hai bên quai ôm sát với thùy tai.

Khi cài mũ, bạn không được để quai bị xoắn lại, nó sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và đau khi cọ xát. Đồng thời, cũng không được cài quá chật hay quá lòng, tránh gây khó chịu và nón văng ra ngoài.

Cách đeo bảo hộ cho bàn tay

Bên cạnh việc bảo vệ phần đầu bằng cách đội mũ bảo hiểm đúng, thì người chơi cũng cần quan tâm và bảo vệ đôi tay của mình. Đồ bảo hộ cho bàn tay gồm có 2 món dùng để đeo cho tay trái và tay phải. 

  • Bước 1: Chọn đồ bảo hộ đúng kích cỡ với bàn tay người chơi.

  • Bước 2: Đeo bảo hộ cho bàn tay vào bằng cách xỏ ngón tay cái vào lỗ. Nếu bạn thấy bộ phận nhựa của bộ bảo hộ này che được lòng bàn tay và cổ tay là bạn đã đeo đúng cách.

Cách đeo bảo hộ cho khuỷu tay

Đeo đồ bảo hộ cho khuỷu tay là một trong những bước quan trọng và cần thiết cho người luyện tập patin, bởi khi mới chơi patin người chơi thường bị trầy xước ở khuỷu tay khi ngã. Cách đeo đồ bảo hộ cho khuỷu tay vô cùng đơn giản:

  • Bước 1: Chuẩn bị đồ bảo hộ khuỷu tay vừa với kích cỡ.

  • Bước 2: Trên đồ bảo hộ khuỷu tay có mặt to và mặt nhỏ. Mặt to hơn của bộ bảo hộ, bạn đeo hướng lên bắp tay trên.

  • Bước 3: Cuối cùng, ba lỗ thoáng khí trên bộ bảo hộ chúng ta cho nằm bên phần bắp tay dưới.

Cách đeo bảo hộ cho khuỷu tay

Cách đeo bảo hộ cho đầu gối

Cuối cùng là cách đeo bảo hộ cho đầu gối cũng vô cùng quan trọng và không thể thiếu, đặc biệt đối với người chơi mới bắt đầu chơi bộ môn này. Cũng giống như phần khuỷu tay, thì đầu gối cũng là nơi dễ bị chấn thương, trầy xước khi bạn bị va chạm, làm ảnh hưởng đến quá trình luyện tập của bạn sau này. Thế nên, bạn phải mang đồ bảo hộ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đầu gối. 

Cách đeo bảo hộ cho đầu gối

Đồ bảo hộ cho đầu gối giống với đồ bảo hộ khuỷu tay nhưng chúng sẽ có kich thước lớn hơn. Dù vậy, cách đeo đồ bảo hộ cho đầu gối cũng tương tự với cách đeo đồ bảo hộ khuỷu tay, chỉ với các bước đơn giản là bạn có thể yên tâm luyện tập và vui chơi thỏa thích.

Nên trượt patin ở đâu và khi nào cho an toàn

Có thể trượt ở những địa điểm sau:

  • Sân trượt patin trong nhà hoặc ngoài trời,
  • Sân tennis không sử dụng,
  • Vỉa hè bằng phẳng có cỏ dọc hai bên...

Tránh những địa điểm sau:

  • Lối đi dành cho người đi bộ,
  • Đường phố, lòng đường có nhiều phương tiện qua lại,
  • Chỗ đông người đi lại,
  • Tránh những địa điểm nhiều ổ gà, vết nứt hay có các vật cản trên đường 

Tránh những thời điểm sau:

  • Không nên trượt trong đêm tối,
  • Tránh lúc chiều nhập nhoạng tối.

Trước khi trượt:

  • Nên tìm các hướng dẫn viên hoặc những người trượt có kinh nghiệm để được hướng dẫn cách chơi.
  • Cần biết cách quay, kiểm soát tốc độ, biết cách dừng và vươn đầu về phía trước để có thể phát hiện và tránh các vật cản.
  • Tập ngã trên cỏ hoặc trên thảm tập để khi trượt biết cách ngã không gây chấn thương.
  • Trước khi trượt nên trượt khởi động nhẹ nhàng khoảng 5 phút, kéo căng các cơ và khớp để tránh trường hợp bị rách hoặc bị căng cơ.
  • Phải đội mũ an toàn và đeo các thiết bị phòng hộ.
  • Cần báo gia đình hoặc bạn bè bạn trượt ở đâu và khoảng bao giờ về.

Trong khi trượt:

  • Luôn chú ý xung quanh như những bạn trượt khác, người đi bộ, người đi xe đạp, người chạy bộ. Đảm bảo một khoảng cách nhất định để tránh va chạm.
  • Ở những nơi trượt công cộng cần có ý thức văn hóa chờ đến lượt mình hoặc là đợi cho mọi người đi qua mới trượt.      
  • Ở những nơi dành cho người đi bộ, đi xe đạp hay đường mòn, bạn nên trượt bên phải đường để tránh va chạm với những người đi ngược chiều. 
  • Khi muốn trượt qua người khác cần phải vượt bên trái và báo hiệu cho người đó biết bằng cách hô to lên "vượt qua bên trái nhé!" Chỉ vượt khi có đủ khoảng không và thấy an toàn.
  • Cần chú ý đến mặt đường trượt có đoạn bị ướt, bị loang dầu hoặc gồ ghề, nứt vỡ. Hãy đi chậm lại cho đến khi thấy là an toàn.
  • Tuyệt đối không nên vừa trượt vừa nghe tai nghe. Nghe nhạc trong khi trượt sẽ khiến bạn khó nghe được các tín hiệu giao thông, người đi bộ hay của các bạn trượt khác.
  • Nên tìm bạn cùng trượt, không chỉ vui mà có thể quan sát lẫn nhau và giúp đỡ khi xảy ra các sự cố bất ngờ.

Một số lưu ý khác:

  • Không bao giờ lai dắt phía sau ô tô, xe đạp hoặc các phương tiện đi lại khác. Chơi như vậy chắc chắn sẽ gây tai nạn nghiêm trọng cho chính bản thân.
  • Nếu trượt ở ngoài trời nắng, cần đeo thêm kính râm.
  • Luôn luôn kiểm soát được tốc độ. Lơi lỏng  sẽ dễ dàng dẫn đến tai nạn, gây chấn thương.
  • Hãy luôn có thái độ hòa nhã, lịch sự với các bạn chơi khác cũng như bất kỳ ai bạn gặp trên đường trượt. Điều đó sẽ giúp bạn tránh đối đầu, gây căng thẳng.
  • Đối với trẻ nhỏ bố mẹ nên trang bị cho bé bộ giày patin trọn bộ (có đầy đủ mũ bảo hiểm, bảo vệ tay chân,...) để bảo vệ trẻ khi chơi.

Thể thao 365 - Khỏe đẹp hơn mỗi ngày

Bài viết liên quan
  • Style trượt Patin được ưa chuộng nhất hiện nay và các mẫu giày Patin phù hợp

  • Top 5 mẫu giầy Patin cho trẻ em 10 tuổi chính hãng giá rẻ

  • Shop mua giày trượt patin cho trẻ em giá rẻ uy tín, chất lượng ở đâu???

  • Giầy trượt patin trẻ em 6 7 8 9 10 11 tuổi chính hãng tốt nhất thị trường

  • Hướng dẫn cách trượt patin cho trẻ em từ những điều cơ bản nhất

  • Kỹ thuật trượt patin 4 bánh dọc từ cơ bản đến nâng cao

  • Hướng dẫn lựa chọn giày patin phù hợp cho người mới bắt đầu

  • Giầy Patin là gì? Bao gồm những bộ phận nào?

  • Bật mí cách chọn cỡ giầy Patin cho trẻ em và người lớn siêu chuẩn?

  • Ván trượt cho người mới bắt đầu từ A - Z