Trượt patin an toàn cần lưu ý điều gì?

Trượt patin an toàn cần lưu ý điều gì?

06/08/2022 10:21 - 10.395 lượt xem

Xem nhanh

  1. Độ tuổi nào có thể bắt đầu trượt được Patin?
  2. Chất lương thiết bị có đủ tốt không?
  3. Có mang đồ bảo hộ đầy đủ khi trượt không?
  4. Cần lưu ý gì về địa điểm trượt?

Độ tuổi nào có thể bắt đầu trượt Patin được?

Độ tuổi nhỏ nhất theo ghi nhận của Thể thao 365 là 2 tuổi. Tuy nhiên, Thể thao 365 khuyến nghị quý phụ huynh nên cho các bé tham gia trượt Patin từ 5 tuổi trở lên, vì khi đó cơ thể và xương đã phát triển đủ để các bé có thể tham gia hoạt động trượt Patin và các bé cũng tiếp thu kiến thức từ người hướng dẫn tốt hơn cũng như biết quan sát để giữ an toàn cho mình.

Độ tuổi nào an toàn khi trượt Patin

Chất lượng thiết bị có đủ tốt không?

Chất lượng giày Patin là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu. Một đôi giày trượt patin kém chất lượng sẽ gây khó khăn cho người mới tập, do có thể khiến người trượt gặp các chấn thương nghiêm trọng, từ đó làm trải nghiệm trượt Patin kém hấp dẫn. Để chọn được một đôi giầy patin tốt, bạn cần hết sức lưu ý những vấn đề dưới đây:

Thân giày Patin (Patin Form):

Trên thị trường hiện nay, có 2 loại thân giầy làm Patin: một làm bằng nhựa giá thành thường cao hơn nhưng bù lại ôm cố định cổ chân người trượt tốt hơn loại bằng vải, loại thứ hai bằng vải giá thường rẻ hơn.

Thân giày yếu sẽ khiến cổ chân dễ bị trật hay còn gọi là lật sơ mi, điều này rất dễ xẩy ra với các loại giày trượt patin 2 hàng bánh hay loại giầy có thân giầy bằng vải giá rẻ dưới 500.000 VNĐ. Lý do là người mới trượt thường có xu hướng nghiêng và tì cổ giày vào trong hoặc ngoài, khiến cổ chân rất dễ gặp các chấn thương, thậm chí dị tật đối với trẻ nhỏ khi khung xương đang trong giai đoạn phát triển.

Hầu hết các sản phẩm giầy trượt Patin trôi nổi ở Việt Nam có thân giày bằng vải mỏng, kém chất lượng. Thân giày yếu không chỉ khiến người trượt dễ gặp các tai nạn té, ngã do khó kiểm soát thăng bằng mà còn làm trật khớp vai, tay, gối, thậm chí đập đầu do mất kiểm soát và ngã về sau...

Giầy patin cần phải đủ tốt để không ngã khi trượt

Người trượt dễ té ngã nếu không lựa chọn loại giày trượt chất lượng tốt

Tuy nhiên vẫn có những đôi patin có thân giày may bằng vải của những thương hiệu nổi tiếng như Rollerblade, Powerslide, Seba, Flying Eagle, Micro có chất lượng rất tốt, với lớp thân vải dày dặn, chắc chắn, sử dụng công nghệ ôm khuôn bàn chân chất lượng cao, giúp hỗ trợ và bảo vệ đôi chân người mới trượt patin an toàn nhất.

Sản phẩm Flying Eagle V5 Combo bán chạy nhất    Sản phẩm Flying Eagle V5 Combo bán chạy nhất   

Sản phẩm Flying Eagle V5 Combo bán chạy nhất 

Sản phẩm Micro Skates S9

Sản phẩm Micro Skates S9

Càng giầy Patin (Patin Frame):

Hiện có ba chất liệu chủ yếu được sử dụng làm càng Patin là Nhựa, Nhôm và Titan. Trong đó, càng Patin làm bằng Nhựa là rẻ nhất, càng làm bằng Titan là đắt nhất.

Khi mới tập, tâm lý của nhiều người hay nghĩ nên bắt đầu trước bằng một đôi giày Patin giá rẻ để tiết kiệm. Tuy nhiên, với những đôi giày giá rẻ chắc chắn bộ phận càng sẽ không đủ chắc chắn an toàn, do có thể bị gãy bất cứ lúc nào khi người chơi đang trượt. Ngoài ra, càng kém chất lượng sẽ làm bánh xe xoay chậm, khiến người trượt có những trải nghiệm không tốt.

Frames hợp kim nhôm Alu được CNC nguyên khối luôn là lựa chọn tốt nhất

Frames hợp kim nhôm Alu được CNC nguyên khối luôn là lựa chọn tốt nhất

Nếu bạn vẫn muốn chọn giày trượt có càng bằng Nhựa do mẫu mã bắt mắt và giá rẻ hơn các loại càng bằng chất liệu khác thì nên chọn những thương hiệu có uy tín như Flying Eagle, Seba, Powerslide, Rollerblade hay Micro hoặc có thể nhờ người quen có kinh nghiệm chọn giúp.

Bánh xe Patin:

Nên chọn loại bánh làm bằng cao su đặc hoặc cao su pha nhựa có độ nảy tốt, tránh chọn bánh nhựa cứng (plastic). Bánh xe có những dòng sản phẩm chuyên dụng cho các mục đích khác nhau, tùy theo nhu cầu sử dụng mà người trượt có thể tham khảo để lựa chọn. Ví dụ như bánh cao su mềm, có độ nảy cao sẽ giúp bạn giảm sóc khi trượt qua những mặt bằng gồ ghề, giúp bám đường... tốt hơn và giảm trơn trượt, phù hợp với hầu hết các thể loại.

Bánh xe cao su PU thông thường có độ cứng 85A, có nhiều size để lựa chọn, độ nảy cao, chịu được ma sát chuyển động lớn rất bền. Người trượt cũng có thể lựa chọn bánh cao su có độ cứng cao (thông thường tối đa 90 A nhưng vẫn đảm bảo độ nảy cao) khi tập thể loại slide, aggressive để tạo độ lướt khi thực hiện kỹ thuật và tăng độ bền của bánh xe. Nên tránh chọn bánh xe làm bằng nhựa cứng do bánh xe rất dễ vỡ có khả năng gây chấn thương gót chân.

Vòng bi giầy Patin:

Cũng là một yếu tố gây ảnh hướng tới trải nghiệm trượt Patin, mỗi loại vòng bi sẽ phù hợp với một mục đích riêng cụ thể như sau:

+ A.B.E.C từ 1 – 3: thường xuất hiện trong các loại giày patin có thân và càng đúc nhựa liền khối, chỉ dành để “trượt êm” đơn thuần trên mặt đất.

+ A.B.E.C từ 3 – 5: cho các loại giày patin trượt Fitness thông thường.

+ A.B.E.C từ 5 – 7: cho các loại giày patin đi đường trường, thường cho các cuộc tuần hành. Độ dài trung bình của một cuộc tuần hành khoảng 10 – 15 km bao gồm cả đường xấu, đường tốt…

+ A.B.E.C từ 7 – 9: các loại giày patin đòi hỏi sự chịu đựng được các cú va đập mạnh, trượt tốc độ cao. Thường được các vận động viên chuyên nghiệp sử dụng.

+ Ngoài ra, còn có các vòng bi chuyên dụng bằng Sứ cho các vận động viên trượt Patin tốc độ, marathon với trọng lượng siêu nhẹ. Các vòng bi cao cấp Titanium, vòng bi chống bụi và nước... như Storm của Seba.

 

Vòng bi Titanium Abec 9 của SEBA giúp bánh xe xoay siêu nhẹ, nhanh, đều, là một trong những loại vòng bi chất lượng rất cao. 

Vòng bi SEBA Storm chống nước, bụi, là một trong những loại vòng bi tốt nhất thị trường.

Từ trên có thể thấy, một đôi giày trượt Patin an toàn, chất lượng sẽ giúp bạn tập luyện dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể tham khảo ý kiến của những người đã tập trước để thấy rằng chất lượng của giày trượt sẽ ảnh hưởng đến sự tiến bộ trong tập luyện như thế nào.

Có mang đồ bảo hộ đầy đủ khi trượt không?

Patin là một môn thể thao tốc độ mạo hiểm vì vậy luôn xuất hiện những tình huống bất ngờ ngoài kiểm soát. Do đó, việc luôn mang các trang thiết bị bảo hộ tay, chân và đầu cho cả người mới trượt và vận động viên chuyên nghiệp là điều cần thiết để trượt patin được an toàn, nhằm hạn chế chấn thương đến mức thấp nhất.

Nên mang đầy đủ đồ bảo hộ khi trượt

Đặc biệt là các thể loại trượt mạo hiểm như Aggressive, Vert, Street hoặc trượt đối kháng như Hockey cần trang bị đầy đủ bảo hộ, giáp và nón bảo hộ.

Thể loại trượt tốc độ chỉ cần trang bị nón bảo hộ, tay và chân có thể không cần bảo hộ để tạo sự thoải mái khi trượt tốc độ cao và thực hiện các kỹ thuật vào cua.

Thể loại nghệ thuật như Slalom, Slide, Figure, Dancing thì không cần trang bị bảo hộ khi đã trượt thuần thục. Tuy nhiên, Thể thao 365 vẫn khuyến khích bạn luôn đội mũ để giữ an toàn trong quá trình tập luyện.

Địa điểm trượt Patin cũng cần lựa chọn kĩ càng

Để trượt Patin được an toàn, phụ huynh hoặc người chơi cần xem xét kĩ các yếu tố sau đây:

Môi trường xung quanh:

Nên chọn những địa điểm có nhiều cây xanh, không gian thoáng mát, rộng rãi và đặc biệt không có các chướng ngại vật. Ngoài ra, mặt sân không lồi lõm, trơn trượt...

Vật liệu mặt nền:

Nên chọn mặt nền mịn như bê tông xoa láng, tốt nhất là được phủ một lớp sơn chuyên dụng giúp giảm trầy xước khi té ngã nhưng vẫn đảm bảo khả năng thoát nước tốt, nhất là mồ hơi hoặc những hạt nước nhỏ rơi xuống phải thấm qua sàn để tránh gây trơn trượt, té ngã. Mặt đường nhựa có thể khiến người trượt dễ dàng bị trầy xước khi ngã, ngoài ra do mặt nền không mịn nên khi trượt sẽ không êm chân. Tuy nhiên, nếu các bạn trang bị đầy đủ bảo hộ và giày có đế chống xóc thì vẫn có thể trượt tốt ở bề mặt này.

Diện tích:

Diện tích để một người tập tối thiểu là từ 30m2, do đó một sân trượt có diện tích tiêu chuẩn phải là từ 300m2 phù hợp cho tối đa 30 người trượt cùng lúc. Không gian rộng sẽ hạn chế các va chạm giữa người trượt và tạo trải nghiệm trượt được thoải mái.

Với người tập luyện các thể loại chuyên nghiệp, diện tích phù hợp với từng thể loại như sau:

+ Slalom:

Tối thiểu 20m x 8m nếu tập đầy đủ 3 hàng cốc, 20m x 3m nếu chỉ tập 1 hàng cốc. Số lượng người cùng tập có thể linh động, người trượt có thể luân phiên nhau trong quá trình tập.

+ Slide:

Số lượng người trượt cũng tương tự Slalom. Diện tích tối thiểu 40m x 4m (có thể linh động giảm còn 30m x 3m trong quá trình tập).

+ Speed:

Do Việt Nam chưa có sân trượt tốc độ tiêu chuẩn nên các vận động viên bắt buộc phải tập luyện trên các cung đường vắng ở các khu đô thị mới hoặc tận dụng các sàn bê tông có diện tích rộng. Thể thao 365 khuyến nghị các bạn nên tránh tập luyện trên đường, đặc biệt là những cung đường đông xe qua lại. Diện tích để tập thể loại này theo tiêu chuẩn là 80m x 40m cho đường chạy Bank Track 200m mỗi vòng.

+ Hockey:

Diện tích sân trượt Patin hockey tiêu chuẩn là 40m x 20m và 60m x 30m. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tập luyện trên những diện tích nhỏ hơn với chiều dài gấp đôi chiều rộng nhưng tối thiểu nên từ 24m x 12m với số lượng người 3-4 người cho mỗi đội.

Thể thao 365 - Khỏe đẹp hơn mỗi ngày

Bài viết liên quan
  • Mang đồ bảo hộ đúng cách khi trượt patin như thế nào?

  • Giầy Patin là gì? Bao gồm những bộ phận nào?

  • Bật mí cách chọn cỡ giầy Patin cho trẻ em và người lớn siêu chuẩn?

  • Ván trượt cho người mới bắt đầu từ A - Z

  • Patin 1 hàng bánh và 2 hàng bánh khác nhau như thế nào

  • Vệ sinh giầy Patin đúng cách như thế nào để luôn mới và đẹp

  • Hướng dẫn cách trượt Patin cho người mới bắt đầu từ A - Z