Vệ sinh giầy Patin đúng cách như thế nào để luôn mới và đẹp

Vệ sinh giầy Patin đúng cách như thế nào để luôn mới và đẹp

10/08/2022 14:27 - 9.540 lượt xem

Xem nhanh

  1. Giầy patin cấu tạo thế nào?
  2. Vệ sinh giầy patin đúng cách bạn đã biết?
  3. Cách bảo quản giầy Patin luôn như mới

Cấu tạo giầy Patin

Hiểu rõ cấu tạo giầy Patin sẽ giúp bạn biết cách vệ sinh và bảo quản đúng cách:

Thân giày còn gọi là Boot, một trong những bộ phận quan trọng của đôi giày patin. Ở phần thân giày còn được chia làm hai bộ phận bao gồm:

  • Thân trong (Liner): Được làm từ mút xốp, mềm mại, mang đến cảm giác thoải mái và êm ái cho chân. Phần này được nhà sản xuất khâu rất chắc chắn ngăn cách được phần cứng của vỏ giày không cọ vào chân.

  • Thân ngoài (Shell): Còn gọi là vỏ thân giày, thường làm bằng nhựa cứng để thân giày ôm chắc vào chân người chơi. Đồng thời, nó có tác dụng tạo dựng bộ khung cho đôi giày kết hợp với phần lót ôm sát chân người sử dụng.

Thân giầy Patin

Trên thân giày còn thiết kế một đai thắt bằng nhựa và một đai bằng da kết hợp với dây giày để điều chỉnh kích thước phù hợp chân người chơi, có tác dụng siết chặt đôi giày với chân hơn để giày ôm sát khi trượt mang lại hiệu quả cao.

Khung giày (Frame): là bộ phận đòi hỏi độ chắc chắn và bền bỉ cao, nên thường được sản xuất từ nguyên liệu hợp kim siêu bền, nhựa cao cấp,... tùy thuộc vào mỗi thương hiệu.

Khung giầy Patin

Khi chọn mua giày patin, bạn hãy quan tâm đến bộ phận khung, bởi nó sẽ khiến bạn tự tin hơn khi đi trên đường, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.

Vòng bi: là bộ phận giúp giảm ma sát giữa bánh xe và trục bánh xe. Vòng bi trơn và êm ái sẽ giúp bạn trượt nhanh và mượt mà hơn.

Vòng bi giầy patin

Bánh xe: Thường được làm từ nhựa hoặc cao su có độ cứng cao. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn mua giày trượt 1 hàng bánh hoặc giày trượt 2 hàng bánh.

Bánh xe giầy Patin

Phanh​: Thắng hay còn gọi là phanh của giày patin được đặt ở phía dưới gót giày bên phải, giúp người dùng giảm tốc độ hoặc dừng lại trong khi trượt patin. Đây là bộ phận có thể tháo lắp linh hoạt, thuận tiện cho việc vệ sinh hoặc thay mới.

Phanh giầy Patin

Vệ sinh giầy Patin đúng cách

Cách vệ sinh vòng bi

Vòng bi trên giày patin có hai loại, gồm vòng bi tháo được và vòng bi không tháo được. Đây là một trong những bộ phận quan trọng của giày Patin. Tuy nhiên, chúng có thể bị hỏng bởi các nguyên nhân sau:

  • Bụi và cát lọt vào vành vòng bi, làm cho bi nhanh chóng bị mài mòn và phát ra tiếng kêu khó chịu.
  • Nước thấm vào vòng bi khiến mỡ tra bị vón cục và không thể bôi trơn, làm bánh xe không thể chạy mượt mà.

Cách vệ sinh vòng bi tháo được

Bước 1: Dùng lục T để tháo vòng bi ra khỏi bánh xe giày patin. 

Cách vệ sinh vòng bi tháo được

Bước 2: Ngâm vòng bi trong xăng hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng từ 5 - 10 phút. Sau đó bạn có thể dùng bàn chải nhỏ để làm sạch bụi bẩn và mỡ cũ trong vòng bi.

Vệ sinh bi patin

Bước 3: Lau khô vòng bi bằng vải mềm thật sạch.

Vệ sinh bi patin

Bước 4: Dùng mỡ bò tra vòng bi và lắp vào vị trí ban đầu.

Vệ sinh patin tháo bi

Cách vệ sinh vòng bi không tháo được

Với loại giày patin này, bạn cần dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và xịt thẳng vào vòng bi. Sau đó dùng vải mềm lau khô.

Cách vệ sinh thân giày patin

Sau mỗi lần sử dụng giày patin, thân giày có thể bị bám bẩn dẫn đến mất thẩm mĩ, có mùi hôi và gây khó chịu cho người dùng. Do đó, bạn nên vệ sinh giày thường xuyên bằng các cách sau:

  • Dùng khăn thấm nước và lau nhẹ thân giày. Bạn có thể dùng thêm phấn thơm bên trong boot giày để khử mùi hôi.

Lau giầy sạch để bảo quản đúng cách

  • Nếu boot có thể tháo rời, bạn nên giặt bằng xà phòng và phơi khô trước khi lắp vào thân giày patin.

Giặt nhẹ bằng xà phòng

  • Giặt sạch tất và không để chúng bên trong giày để tránh phát sinh vi khuẩn gây mùi.

Giặt sạch tất và không để chúng bên trong giày

Cách bảo quản giày patin bền đẹp

Giữ cho thân giày luôn trong tình trạng khô thoáng, sạch sẽ

Một trong những cách giúp giày patin không bị phai màu và tránh mùi hôi khó chịu chính là giữ cho giày luôn khô thoáng. Sau khi sử dụng, bạn nên dùng vải mềm để lau sạch mồ hôi hoặc nước bẩn bám trên giày. Sau đó nới lỏng dây và mở miệng giày rộng hơn giúp khử mùi hôi bên trong. Đừng quên thay tất thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn phát sinh.

Giữ cho thân giày luôn trong tình trạng khô thoáng, sạch sẽ

Giữ cho vòng bi của giày luôn sạch sẽ

Bạn nên vệ sinh vòng bi mỗi tháng một lần hoặc khi nào bạn cảm thấy giày patin trượt không còn mượt mà như ban đầu. Trong quá trình sử dụng, đất, cát và nước bẩn có thể bám vào vòng bi. Khi chúng tích tụ lâu ngày sẽ khiến cho giày của bạn khó trượt hơn và gây nguy hiểm cho người dùng. 

Thể thao 365 - Khỏe đẹp hơn mỗi ngày

Bài viết liên quan
  • Style trượt Patin được ưa chuộng nhất hiện nay và các mẫu giày Patin phù hợp

  • Top 5 mẫu giầy Patin cho trẻ em 10 tuổi chính hãng giá rẻ

  • Shop mua giày trượt patin cho trẻ em giá rẻ uy tín, chất lượng ở đâu???

  • Giầy trượt patin trẻ em 6 7 8 9 10 11 tuổi chính hãng tốt nhất thị trường

  • Hướng dẫn cách trượt patin cho trẻ em từ những điều cơ bản nhất

  • Kỹ thuật trượt patin 4 bánh dọc từ cơ bản đến nâng cao

  • Hướng dẫn lựa chọn giày patin phù hợp cho người mới bắt đầu

  • Mang đồ bảo hộ đúng cách khi trượt patin như thế nào?

  • Giầy Patin là gì? Bao gồm những bộ phận nào?

  • Bật mí cách chọn cỡ giầy Patin cho trẻ em và người lớn siêu chuẩn?